Hội nhạc sĩ Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa
1. Ảnh hưởng của âm nhạc trong bối cảnh toàn cầu hóa
Toàn cầu hóa với nền kinh tế thị trường, nền văn minh tiêu thụ cùng với sự phát triển của công nghệ truyền thông. Quá trình toàn cầu hóa tác động mạnh mẽ đến mọi lĩnh vực kinh tế, chính trị và nghệ thuật trong đó âm nhạc là bộ môn toàn cầu hóa nhạy cảm nhất (chỉ bấm một phím trên điện thoại di động cá nhân sẽ có ngay năm bảy chục nghìn bài hát). Chỉ khoảng mười năm lại đây trên địa bàn Việt Nam công chúng đã quen với tất cả các thể loại, các dòng âm nhạc của toàn cầu cũ người nhưng mới ta, rất thích hợp với lớp tuổi trẻ. Âm nhạc là loại hình văn hóa phi vật thể truyền qua mạng internet không chịu sự kiểm soát của hàng rào hải quan cụ thể chức quản lý thị trường, nó là thứ hàng hóa mà hội bảo vệ người tiêu dùng cũng đành bất lực.
Việt Nam từ một nền âm nhạc bản địa từ nền âm nhạc kháng chiến, kiến quốc với những tráng ca, anh hùng ca đương chuyển dần sang nền âm nhạc giải trí, nếu tính về thời lượng âm nhạc vang lên đến các phương tiện cá nhân trên các vũ trường, thì âm nhạc giải trí chiếm thời lượng áp đảo. Đề tài của âm nhạc giải trí là tình yêu nam nữ mà khuynh hướng của tình yêu nam nữ là kích động tình dục.
Ngày nay đang còn lại thế hệ người hoạt động âm nhạc của hai cuộc kháng chiến để tham gia nền chính nhạc đấu tranh với nền tà nhạc, dâm nhạc. Những thế hệ những lớp người thời kháng chiến chống Pháp cũng chỉ khoảng mười năm nữa tức đến năm 2025 họ không còn nữa, với thế hệ những nhà hoạt động âm nhạc thời chống Mỹ thì dài nhất cũng đến năm 2045 là vắng bóng.
Hiện nay âm nhạc nếu không có biện pháp tích cực khắc phục để xây dựng nền “chính nhạc” Việt Nam ngay từ nay thì e rằng sẽ quá muộn.
Bàn cách để khắc phục mặt trái của âm nhạc trong bối cảnh toàn cầu hóa là vấn đề rất lớn liên quan đến nhiều ngành. Gỡ rối từ khâu nào? Để mọi nhà hoạt động âm nhạc đồng tâm hợp lực, Hội nhạc sĩ chúng ta chỉ là một tổ chức hoạt động âm nhạc, nhưng với kiến thức về âm nhạc chúng ta có thể tìm ra nguyên nhân âm nhạc lệch lạc là từ đâu bằng cách lãnh đạo Hội nhạc sĩ khóa tới sẽ tổ chức những cuộc hội thảo (thành phần dự hội thảo cũng nên mở rộng ngoài những nhà lý luận âm nhạc của cơ quan trên).
Theo tôi thì nguyên nhân chính là do chưa nhận thức đúng về nguồn gốc của âm nhạc, chức năng chủ yếu của âm nhạc, giá trị đích thực của âm nhạc đó là khâu lý luận âm nhạc. Vậy chúng ta nên tham khảo về lý luận âm nhạc cả của phương Tây và lý luận âm nhạc của phương Đông.
Tôi xin mách nước nếu có bạn đồng nghiệp mà chưa có tài liệu về âm nhạc phương Đông thì nên tìm đọc phần bàn về âm nhạc trong “kinh tế” của Khổng Phu Tử (cuốn Kinh lễ này đã được Nguyễn Tôn Nhau biên dịch ra tiếng Việt).
Cũng cần tham khảo thêm về âm nhạc trong cuốn “ Lã Thị Xuân Thu” của Lã Bất Vi và phần bàn về âm nhạc trong cuốn “Vân Đoài Loài Nghĩa” Của Lê Quý Đôn.
Trên cơ sở hội thảo. Lãnh đạo Hội nhạc sĩ sẽ chọn lọc đúc kết và tham mưu cho cấp Ủy Đảng và các cơ quan chức năng quản lý nhà nước để có biện pháp hữu hiệu khắc phục mặt trái của âm nhạc và xây dựng thành công nền âm nhạc đương đại Việt Nam “Tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc”.
2. Tìm hiểu về tác phẩm khí nhạc của dòng nhạc Việt Nam
Việt Nam là đất nước có bề dày lịch sử hào hùng, có nghìn năm văn hiến và chắc chắn sẽ có dòng âm nhạc cung đình tương xứng.
Tuy dòng âm nhạc cung đình, các triều đại hầu hết bị thất truyền, song vẫn còn dấu tích ghi lại trên các thư tịch.
Việt nam là di chỉ khảo cổ của nền “Văn hóa đồ đồng Đông Sơn” di chỉ đó trên địa bàn xứ Thanh. Di vật tiêu biểu của di chỉ đó là “Trống đồng Đông Sơn” Cách ngày nay trên 2000 năm. Do nhu cầu về nhạc khí Trống đồng dung cho âm nhạc nên chủ nhân Đông Sơn đã chế tác ra nhiều chủng loại Trống đồng có kích cỡ khác nhau để có cao độ thanh âm khác nhau dùng vào hòa tấu, và hoạt tiết trên chiếc “Trống đồng Ngọc lũ” có khác hòa tấu 4 chiếc Trống đồng với dàn Cồng chiêng và người thổi Khèn. Đó là chứng cứ hòa tấu khí nhạc thời Hùng Vương.
Chuyện Trống đồng thời Trần.
Năm 1293 Hốt Tất Liệt Vua nhà Nguyên cử bọn Lương tằng và Trầu Phu cầm chiếc thư sáng trách Trần Nhân Tông về việc không sang chầu.
Trần Nhân Tông lấy cớ đang chịu tang vua cha nên không tiếp sứ thần nhà Nguyên và sai người cho bọn sứ thần lưu lại dịch quán. Thời gian bọn bọn sứ thần ở dịch quán, họ được xem dàn Trống đồng đệm cho cuộc múa gươm, làm bọn họ rất khiếp sợ. Khi trở về nước họ ghi hồi ký sự kiện vào tập hồi ký đoạn thư như sau:
Kim qua ảnh lý đan tâm khổ
Đồng cổ Thanh Trung bạch phát sinh
Dữ hạnh quy lai than kiện đại
Mộng hồi do giác chương hồn kinh.
Tạm dịch :
Nhìn ánh gươm loang loáng lòng thêm đáng
Nghe tiếng Trống đồng mà bạc cả tóc
Nay trở về nước thân hình trung tráng kiện
Nhưng hồi tưởng vẫn thấy kinh hồn.
Bản nhạc khí Trống đồng đệm cho múa luyện gươm toát lên hào khí Đông Á hai lần đại phá quân nguyên của Trần Hưng Đạo nên chúng khiếp sợ.
+ Về bản khí nhạc “Bình Ngô phá trận”.
Đời vua Nhân Tông năm thái hòa thứ 7 (1949) mùa xuân tháng giêng – Hội yến bách quan nhà vua cho tấu nhạc khúc “ Bình Ngô phá trận” bản nhạc này do vua Thái Tông ngự chế đẻ truy niệm Đức Lê Thái Tổ đã lấy võ công Bình Định thiên hạ.
Khi bá quan nghe bản nhạc này đã đều xúc động chảy nước mắt nhớ đến võ công Lê Thái Tổ.
Có lẽ bản “ Bình Ngô phá trận” đã toát lên khí phách hào hùng oanh liệt của bản “ Bình Ngô đại cáo” do đại văn hào Nguyễn Trãi soạn sau khi đại thắng quân nhà Minh.
+ Bản nhạc tế Dao từ cung đình trở lại dân gian tồn tại trên đất xứ Thanh.
Đây là bản liên khúc khí nhạc gồm nhiều quận nhạc của dàn nhạc bộ gõ hòa tấu với Kèn bầu và dàn bát âm với 8 bộ âm sắc, tổng cộng tới 40 nhạc công.
Từ khởi Chinh cổ đến Lễ tất gồm 60 tiết tế thời gian tấu nhạc trên 120 phút, các quận nhạc đều có tiêu đề rất hay.
Như quận “ Bách tính bình thân” gồm 100 nhịp tượng trưng cho nước Việt có 100 dòng họ cùng tế để tri ân với đất thánh thần.
- Quận nhạc bái : 60 nhịp tượng trưng cho tuổi thọ trời cho năm chu kỳ của 12 con giáp là 60 năm.
- Quận nhạc rước 18 nhịp có tên là “ Thập bát tuế đạo vụ quân vương” nghĩa là con trai đến tuổi 18 là tuổi gánh vác việc vua, việc nước.
Thanh nhạc có xướng tế, đọc, chúc đều được âm nhạc hóa. Phường bát âm thì tấu bản “Lưu thủy – kim tiền”.
Đây là bản khí nhạc dài hơi, vừa uy nghi, hoành tráng có sức sống qua nhiều thế kỷ.
Có thể dòng nhạc cung đình còn những tác phẩm tương tự nếu có sự nhiệt sưu tầm, chắc sẽ tìm thêm được những vốn quý. Để khai thác bổ sung cho nền âm nhạc đương đại Việt Nam thêm phong phú.
(Tham luận Đại hội IX Hội nhạc sĩ VN)
Văn Hòe (Thanh Hóa)