Giới thiệu tác phẩm mới: Dấu tích Ngọa Vân

22/05/2013

 

 

THẾ PHÙNG VÀ TRỊNH CÔNG LỘC

 

Quý vị và các bạn thân mến!
Chương trình hôm nay xin giới thiệu với quý vị và các bạn ca khúc Dấu tích Ngọa Vân do nhạc sĩ Thế Phùng phổ nhạc cho bài thơ cùng tên của nhà thơ Trịnh Công Lộc.

Trước khi nghe các tác giả của ca khúc Dấu tích Ngọa Vân giới thiệu về sự ra đời của bài hát này mời quý vị và các bạn cùng tìm hiểu đôi nét về nhạc sĩ Thế Phùng và nhà thơ Trịnh Công Lộc.

  1. NHẠC SĨ THẾ PHÙNG

* QUÁ TRÌNH HOẠT ĐỘNG ÂM NHẠC

 Nhạc sỹ Thế Phùng sinh năm 1947 tại Thái Bình. Năm 1969 nhạc sĩ Thế Phùng học Sáng tác và Biểu diễn nhạc cụ dân tộc tại Trường Âm nhạc Việt Nam (nay là Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam).

                                                                     
                                                                                                 (Nhạc sĩ Thế Phùng)
Năm 1966 Thế Phùng tham gia Đoàn Nghệ thuật Quân chủng Phòng không Không quân và tích cực tham gia phong trào Tiếng hát át tiếng bom.
Hiện nay Thế Phùng đang là Đội trưởng Đội Nghệ thuật dân tộc Yên Tử tỉnh Quảng Ninh, giữ vai trò chỉ đạo nghệ thuật, sáng tác, biểu diễn nhạc cụ dân tộc và còn tham gia giảng dạy các nhạc cụ: Sáo, nguyệt, nhị…tại Cung văn hóa Thiếu nhi Thành phố Uông Bí – tỉnh Quảng Ninh.

*MỘT SỐ TÁC PHẨM TIÊU BIỂU

 Nhạc sỹ Thế Phùng đã có gần 200 tác phẩm ca khúc, đã in 2 tập nhạc Tiếng Hát Quê Hương, 2 đĩa DVD Trăng Yên Tử và những ca khúc chọn lọc do một số ca sỹ nổi tiếng thể hiện.

Những ca khúc mới như:
- Thành Phố Bình Minh
- Đất mẹ Hoàng Tân thơ Nguyễn Thành Phố
- Trăng Yên Tử
- Yên Tử Trường Xuân thơ Hoàng Quang Thuận
- Tiếng Sáo trong Rừng Xanh
- Bức Tranh Quê
- Sáng Mãi Bạch Đằng Giang
- Lên Chùa Đồng
- Làng Hương thơ Đoàn Văn Viện
- Trầm Hương Tháp Tổ thơ Trịnh Công Lộc
- Dấu Tích Ngọa Vân thơ Trịnh Công Lộc đã được giới thiệu trên Đài Tiếng Nói Việt Nam và đã đoạt giải thưởng âm nhạc của Hội Nhạc Sỹ Việt Nam năm 2011.

2. NHÀ THƠ TRỊNH CÔNG LỘC

 Nhà thơ Trịnh Công Lộc sinh năm 1952, quê huyện Đông Hưng, tỉnh Thái Bình. Tốt nghiệp Đại học Sư phạm Hà Nội năm 1970, về dạy học rồi chuyển ngành làm công tác tuyên giáo ở Quảng Ninh.

Hiện ông là chuyên viên của Hội đồng Lý luận phê bình văn học nghệ thuật trung ương, tại Hà Nội.
Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam năm 2012.
 
                                         
                                                                                       (Nhà thơ Trịnh Công Lộc)

*TÁC PHẨM ĐÃ XUẤT BẢN

 Cánh buồm nâu (thơ), Nxb Hội Nhà văn, 3/2011.

Mộ gió (thơ), Nxb Hội Nhà văn quý 3/2012. 

* GIẢI THƯỞNG VĂN HỌC

 - Giải ba về thơ của Hội Nhà văn Việt Nam và ngành than - khoáng sản Việt Nam năm 2012.

- Giải nhì về thơ cuộc thi “Đây biển Việt Nam” với bài thơ Mộ gió do Hội Nhà văn Việt Nam - Hội Nhạc sĩ Việt Nam - báo Vietnamnet tổ chức năm 2012. 

 Thưa quý vị và các bạn!

Sau đây mời quý vị cùng đón nghe chương trình để cùng tìm hiểu về sư ra đời của ca khúc Dấu tích Ngọa Vân do nhạc sĩ Thế Phùng phổ nhạc cho bài thơ cùng tên của nhà thơ Trịnh Công Lộc.
 

Tin liên quan

27/08/2020
Sách Hình thức Hình thức âm nhạc* là một công trình có nhiều công phu sáng tạo và khoa học. Tác giả phải đọc nhiều tập sách âm nhạc, trải qua hàng ngàn bài hát để ...
10/08/2020
Nhiệt liệt chúc mừng tất cả các nhạc sĩ hội viên dự Đại hội nhiệm kỳ X Hội Nhạc sĩ Việt Nam! Thưa các bác, các anh, các chị - những người bằng tài năng củ...
08/08/2020
(Tại Đại hội Hội Nhạc sĩ Việt Nam lần thứ X, nhiệm kỳ 2020-2025) Hà Nội, ngày 07 tháng 8 năm 2020 Thưa các vị đại biểu, các nhạc sĩ cùng toàn thể các đồng chí! Hôm nay, tôi rất vui ...
03/08/2020
Mặc dù phim "Trưng Vương" vẫn đang trong quá trình thực hiện nhưng ca khúc "Còn gì để mất" (OST phim ngắn giới thiệu nữ tướng Bát Nàn) đã có mặt trong danh sách bảng xếp hạng Billboard là mộ...