Giải mã văn hóa: Nõ Nường hay Nỏ Nường

16/08/2017

Những năm gần đây, nhớ sự đổi mới của Đảng và Nhà nước đã mở ra những góc nhìn đa chiều trên nhiều lĩnh vực trong đó có đời sống tâm linh. Có không ít công trình nghiên cứu về vấn đề này. Cuốn sách Văn hóa Nõ Nường của Nhà nghiên cứu Dân tộc - Âm nhạc học Dương Đình Minh Sơn là một minh chứng.

Tín ngưỡng văn hóa Việt Nam vốn là một đề tài rộng và luôn khiến những người đam mê nghiên cứu về văn hóa dân gian phải đi tìm ẩn số. Giải mã biểu tượng văn hóa Nỏ Nường do Nhà Nước đặt hàng NXB Đại học Quốc gia thực hiện, phát hành tháng 7 năm 2017 của Nhạc sĩ Dương Đình Minh Sơn, Nhà Dân tộc - Âm nhạc học là cuốn sách về văn hóa đang cuốn hút người đọc vào mê cung của tín ngưỡng Văn hóa.


Cuốn sách do NXB Đại học Quốc gia phát hành 7/2017

Với mong muốn đi tìm ẩn số từ những nét độc đáo đặc trưng trong tín ngưỡng văn hóa, Nhạc sĩ Dương Đình Minh Sơn, Nhà Dân tộc - Âm nhạc học đã giải mã trên 150 biểu tượng văn hóa được tổ tiên của chúng ta sáng tạo, cất dấu dưới lòng đất, nay do ngành khảo cổ khai quật đem lại. Qua đó, làm sáng rõ sự khác biệt về nền văn hóa của người Hán Hoa Hạ ở phương Bắc và nền văn hóa của người Kinh Giao Chỉ ở phương Nam.

Nhà Dân tộc - Âm nhạc học Dương Đình Minh Sơn cho rằng: Nếu như người Hán Hoa Hạ ở phương Bắc lấy “vũ trụ” làm đối tượng, đặt ra thuyết Ngũ Hành; Lấy Thiên - Địa - Nhân làm điểm xuất phát( văn hóa của người Hán thuộc hằng số lẻ 1-3-5) thì người Kinh Giao Chỉ ở phương Nam khi xây dựng nền văn hóa cổ đại lại lấy “con người” làm đối tượng đặt ra thuyết Sinh học; Lấy nguyên khí của Nỏ Nường làm điểm xuất phát, biểu tượng bằng quả trứng của người mẹ (qủa trứng thụ tinh có 2 đường máu). Do đó, văn hóa của người Kinh thuộc hằng số chẵn 2-4-8.

Nhà khảo cổ học G.s Nguyễn Khắc Sử sau khi đọc cuốn sách cho rằng: “Xuyên suốt toàn bộ công trình Giải mã văn hóa Nỏ Nường của  nhà văn hóa Dương Đình Minh Sơn là: tất cả đều quy tụ về con người và vì con người hiện thực, dẫu lời giải mã được biện minh bằng tâm linh, bằng truyền thống văn hóa dân gian, bằng suy luận logic hay  bằng các con số toán học. Đọc và hiểu về nội hàm của cuốn sách này đòi hỏi người đọc phải có trải nghiệm ở lĩnh vực văn hóa biểu tượng”. 


Phong tục thờ cúng Nõ Nường( Nỏ Nường) của người dân Phú Thọ​

Nõ Nường hay Nỏ nường chỉ là thổ ngữ của từng địa phương: vùng Tứ Xã, Lâm Thao (Phú Thọ) thì gọi là Nõ Nường, còn thanh điệu của vùng miền Trung thì gọi là Nọ Nường và thanh điệu của người Hà Nội là Nỏ Nường. Thanh điệu Nỏ Nường của Hà Nội là phù hợp với thuật ngữ Nỏ Thần An Dương Vương chăng? 

Tên tục của đôi vật linh ấy ở miếu Trò Trám, Tứ Xã là: Bà Đụ Đị, tên nôm là Nõ Nường và tên chữ là Ngô Thị Thanh Thanh, còn gọi là Bà Chú Trò

 

Lý giải về vấn đề này, Nhà Dân tộc - Âm nhạc học Dương Đình Minh Sơn cho rằng: Thuật ngữ chỉ về loại biểu tượng này ở lĩnh vực “hèm- tục” thuộc tầng văn hóa tâm linh cổ truyền của dân tộc do giới Pháp sư, Thủ nhang ở các đền miếu tôn thờ loại vật linh biểu tượng này quản lý và thấu hiểu. Nói là tôn thờ loại vật linh biểu tượng Nỏ Nường nhưng chỉ trong tâm tưởng chứ không có hiện vật cụ thể. Ngay như ở miếu Trò Trám, đến ngày lễ người ta mới dùng một dùi gỗ vông và mo nang (bẹ cây măng tre), xong hành lễ thì đôi vật linh ấy ngâm xuống hồ nước, cạnh miếu tưới ruộng, để diệt sâu rầy cho mùa màng tươi tốt - vào thời chưa có thuốc trừ sâu. Ngôi miếu trong ảnh là mới dựng ở ngày khôi phục lại Lễ hội Trò Trám năm 1993 còn ngày xưa chỉ có một nền đất hình chữ nhật, đầu nền đất đặt một tảng đá, ngày lễ (12 tháng Giêng) dựng rạp trên nền đất ấy tiến hành cúng tế.


Môt biểu trưng của văn hóa Nõ Nường ( Nõ Nường) ​

Trước kia người dân địa phương gọi là Trò Trám” - tức là lễ nghi diễn trò  “Linh tinh tình phộc” ở ngôi miếu trong rừng Trám để trờ đuổi ma quỷ. Trong quá trình nghiên cứu  nhà nghiên cứu Dương Đình Minh Sơn gọi là: “Lễ hội Nõ Nường Trò Trám” . Có một điều khá thú vị là người dân nơi đây kiêng tên Nõ Nường vì đó là tên húy không ai nói đến, ngay cùng dòng Lễ hội trò diễn này người ta cũng kiềng tên húy mà gọi là Lễ hội “múa mo”- tức là cầm dùi đục “phộc” vào mo nang để trừ đuổi rủi ro, ma quỷ như ở làng Sơn Đồng, huyện Thanh Oai, tỉnh Hà Đông cũ lưu truyền câu ca:Sơn Đồng có hội múa mo/Bánh dầy bánh cuốn đem cho các làng.

Dùi đục - mo nang biểu tượng của Nỏ Nường hai vật linh ấy hóa thành bánh dầy bánh cuốn ăn để phòng bệnh. Cũng cần nói thêm múa mo để trừ đuổi ma quỷ ngăn ngừa rủi ro còn diễn ra trong Triều đình, như ở Hoa Lư, vua Lê Hoàn sau yến tiệc xuống sân Rồng múa mo với quần thần và ở Thăng Long nhà Trần - vua Trần Nhân Tông (1226-1228) trong yến tiệc có người đội mo nang, tay cầm dùi chỉ huy ả đào hát chúc rượu.


Nõ Nường hay Nỏ Nường chỉ là cách gọi theo thổ ngữ địa phương​

Việc vua Lê Hoàn và vua Trần Nhân Tông cho múa mo để ngăn ngừa rủi ro, tai họa, người ta cho rằng, hai Triều đó do đoạt ngôi của triều trước nên lo sợ bị Triều trước báo thù: Lê Hoàn đoạt ngôi của Nhà Đinh, nhà Trần đoạt ngôi nhà Lý.  Đó là ý nghĩa của tục múa mo mà Triều đình ở thời đó cũng thực hiện.

Việc thống nhất một thuật ngữ để đứng lại trong văn chương viết là phải trải qua thời gian thử thách trong sự tiếp nhận của công chúng.

Ngay người Tứ Xã, địa phương có Lễ hội Trò Trám cũng cho rằng gọi Nõ Nường là thổ ngữ của vùng đó. Tuy nhiên nhà nghiên cứu Dương Đình Minh Sơn cũng cho rằng: Khi ông đữa ra 2 cuốn sách mà một cuốn dùng thuật ngữ Nõ Nường và một cuốn là Nỏ Nường cũng chỉ là những luận giải của riêng ông về vấn đề này, rất mong giới ngôn ngữ học có ý kiến thẩm định.

Với rất nhiều vấn đề được đề cập trong công trình "Giải mã văn hóa Nỏ Nường", được nhà nghiên cứu Dân tộc - Âm nhạc học Dương Đình Minh Sơn dành nhiều thời gian nghiên cứu. Chúng tôi sẽ tiếp tục chuyển tới bạn đọc những luận giải thú vị về hoa văn trên Trống đồng Ngọc Lũ hay hoa văn Thần Đồng Ngọc Lũ.

(Nguồn: http://www.tamnhin.net.vn)

Tin liên quan

27/08/2020
Sách Hình thức Hình thức âm nhạc* là một công trình có nhiều công phu sáng tạo và khoa học. Tác giả phải đọc nhiều tập sách âm nhạc, trải qua hàng ngàn bài hát để ...
10/08/2020
Nhiệt liệt chúc mừng tất cả các nhạc sĩ hội viên dự Đại hội nhiệm kỳ X Hội Nhạc sĩ Việt Nam! Thưa các bác, các anh, các chị - những người bằng tài năng củ...
08/08/2020
(Tại Đại hội Hội Nhạc sĩ Việt Nam lần thứ X, nhiệm kỳ 2020-2025) Hà Nội, ngày 07 tháng 8 năm 2020 Thưa các vị đại biểu, các nhạc sĩ cùng toàn thể các đồng chí! Hôm nay, tôi rất vui ...
03/08/2020
Mặc dù phim "Trưng Vương" vẫn đang trong quá trình thực hiện nhưng ca khúc "Còn gì để mất" (OST phim ngắn giới thiệu nữ tướng Bát Nàn) đã có mặt trong danh sách bảng xếp hạng Billboard là mộ...