Festival Âm nhạc mới Âu – Á lần thứ 13 tại Kazan - Liên bang Nga

19/11/2017

Festival Âm nhạc mới Âu – Á được tổ chức tại thành phố Kazan, Liên bang Nga từ ngày 27 tháng 9 đến ngày 2 tháng 10 năm 2017. Đây là Festival Âm nhạc lần thứ 13 do Hội Nhạc sĩ Nga và Bộ Văn hóa cùng với Hội Nhạc sĩ Tatarstan tổ chức. Tham dự Liên hoan có hơn 50 nhạc sĩ đến từ các nước: châu Á (Việt Nam, Trung Quốc, Hồng Kông, Nhật Bản), châu Âu (Tây Ban Nha, CHLB Đức, Ý), châu Úc (Australia), châu Mỹ (Colombia, Canada)… và nhiều nước Cộng hòa nằm trong Liên bang Nga. Liên hoan Quốc tế Âu - Á là một cây cầu độc đáo kết nối các nhà soạn nhạc chuyên nghiệp từ khắp nơi trên thế giới.


Dàn nhạc biểu diễn tác phẩm của NS Đỗ Hồng Quân

 

 

Đã có hơn 100 tác phẩm âm nhạc mới sáng tác được biểu diễn, trong đó có 2 tác phẩm của nhạc sĩ Đỗ Hồng Quân (chuyển soạn từ dân ca Ê Đê và Quan họ Bắc Ninh cho dàn nhạc). Ban tổ chức đánh giá cao sự đóng góp của Hội Nhạc sĩ Việt Nam, đặc biệt là đã tổ chức thành công 2 lần Festival Âm nhạc mới Á – Âu tại Hà Nội (năm 2014 và năm 2016).

Tại Lễ Khai mạc ngày 27 tháng 9 năm 2017, trong bài phát biểu của bà Thứ trưởng Bộ Văn hóa Tatarstan đã nhắc tới Việt Nam một cách trân trọng, và đặc biệt cám ơn Chính phủ Việt Nam đã tạo điều kiện thuận lợi để Festival Âm nhạc Á – Âu được tổ chức định kỳ tại Việt Nam – như một nhịp cầu nghệ thuật – hữu nghị nối giữa các nước Á – Âu và châu lục khác.


NS Đỗ Hồng Quân phát biểu tại lễ khai mạc


NS Đỗ Hồng Quân phát biểu

Qua Festival lần này, nhận thấy trình độ âm nhạc của các nước không ngừng phát triển, các nhạc sĩ (đặc biệt là thế hệ trẻ) không ngừng tìm tòi sáng tạo. Đa số các tác phẩm đều bắt nguồn từ những cảm hứng dân tộc, lấy con người làm trung tâm, tính triết lý về cuộc sống, về quá khứ và tương lai. Âm nhạc một số nước thuộc Liên bang Nga mang đậm bản sắc dân tộc. Trình độ dàn nhạc, nhạc công, ca sĩ điêu luyện, tài năng. Công tác chuẩn bị chu đáo, khoa học… Tuy nhiên về tầm cỡ và qui mô thì không bằng Festival tổ chức tại Việt Nam (đây là nhận xét chung của các nhạc sĩ Nga, Tây Ban Nha, Colombia…) đã có dịp sang dự tại Festival tại Hà Nội năm 2016.

2 tác phẩm cho dàn nhạc dây tham dự sự kiện này của PGS.TS. nhạc sĩ Đỗ Hồng Quân – Chủ tịch Hội Nhạc sĩ Việt Nam chuyển soạn từ hai bài “Jut in Rin” - dân ca Ê Đê và “Trống cơm” - dân ca Quan họ Bắc Ninh.

Jut in Rin: Dân ca gốc Ê Đê là bài hát của người mẹ đánh thức con dậy để đi làm nương rẫy. Bài hát tha thiết ở phần đầu, giục dã hối hả ở phần thứ hai, như tiếng chày giã gạo, đập lúa trên nương rẫy. Một không khí thanh bình, trong sáng trên cao nguyên.

Trống Cơm: Dân ca quan họ Bắc Ninh, một giai điệu quen thuộc với nhiều thế hệ thính giả, nhưng đây là lần đầu tiên được chuyển soạn cho dàn nhạc thính phòng, kết hơp với tiết tấu nhạc nhẹ, vui tươi, hài hước... như một bức tranh dân gian sinh động, lạc quan yêu đời.

Tin liên quan

06/03/2021
Tối 5 tháng 10 năm 2020, tại Nhà hát Chèo Việt Nam, Hà Nội, đã diễn ra Lễ tổng kết và trao giải Cuộc thi độc tấu, hòa tấu nhạc cụ dân tộc toàn quốc năm 2020, do Cục Nghệ thuật biểu diễn (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du ...
18/02/2021
Tất cả Hội viên Hội Nhạc sĩ Việt Nam có quyền gửi tác phẩm, công trình dự xét Giải  thưởng Âm nhạc 2021. Tác giả, nhóm tác giả tham dự 01 tác phẩm duy nhất thuộc một trong các chuyên ngành sau: Lý luận phê bình, Sáng tác, Biểu diễn ...
18/02/2021
Thực hiện Chỉ thị số 35-CT/TW, ngày 30 tháng 5 năm 2019 của Bộ Chính trị về Đại hội Đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, ngày 8 tháng 9 năm 2020, tại Hà Nội, Đảng bộ Liên hiệp các ...
17/02/2021
Chào mừng Ngày Âm nhạc Việt Nam lần thứ XI (3/9/2010 – 3/9/2020), chào mừng thành công Đại hội Đại biểu toàn quốc Hội Nhạc sĩ Việt Nam nhiệm kỳ X (2020-2025), Hội Nhạc sĩ Việt Nam phối hợp với Trường Đại học Văn hóa Nghệ thuật Quân đội tổ ...