Đưa tin mập mờ vốn là bệnh mãn tính của truyền thông Việt
Cuộc thi quốc tế các vilolinist trẻ mang tên Arthur Grumiaux - nghệ sỹ violin người Bỉ - bắt đầu vào năm 2008. Cuộc thi có 4 categories cho 4 lứa tuổi: A: dưới 11 tuổi, B: 11 - 13, C: 14 - 17, D: 18 - 21. Năm nay category A có 3 cháu đoạt giải nhất, trong đó Himari Yoshimura (7 tuổi) đoạt giải cao nhất có tên Giải Thưởng Lớn (Grand Prix). Hai giải nhất còn lại (nhưng không phải Grand Prix) thuộc về Nguyễn Nguyên Lê (10 tuổi, Việt Nam) và Kai Gergov (8 tuổi, Bulgaria - Nhật).
Nhật Bản cũng đoạt giải nhất category C (Kyota Kakiuchi) và D (Ayaka Uchio). Hai cháu Bianca Ciubabancan (Mỹ-Romania), và Naz Irem Turkmen (Thổ Nhĩ Kỳ) đoạt giải nhất category B. Samuel Hirsch (20 tuổi, Thụy Sỹ) đoạt giải Đặc biệt dành cho người trình diễn hay nhất một tác phẩm của Bỉ.
VTV Việt Nam, khi đưa tin về cuộc thi này năm nay, đã không hề nhắc đến người đoạt giải cao nhất category A - giải nhất Grand Prix - là cháu Himari Yoshimura, mà chỉ nhắc đến hai giải nhất của Nguyễn Nguyên Lê và Kai Gergov. VTV cũng không hề nhắc đến các category B, C, và D của cuộc thi này.
(Xem https://vtv.vn/van-hoa-giai-tri/nguyen-nguyen-le-gianh-giai-nhat-cuoc-th...)
Đưa tin mập mờ vốn là bệnh mãn tính của báo chí Việt Nam nói riêng và của người Việt nói chung. Mười năm trước tôi đã có dịp đề cập đến bệnh này trong bài "Chuyên nghiệp ... nghiệp dư và cách đưa tin mập mờ" nhân một sự kiện rất giống lần này.
(Xem http://ribf.riken.go.jp/~dang/whoarewe/chuyennghiep_nghiepdu.htm?fbclid=...)
Một thập niên đã trôi qua, song tình trạng này chưa có dấu hiệu nào tỏ ra là đã được cải thiện.
Xem Video Himari Yoshimura, 7 tuổi, Nhật Bản, giải nhất Grand Prix - Category A - International Grumiaux Competition 2019 - Paganini - Violin concerto No. 1 (chương 1):