Đồng Lộc tiếng hát đưa xa

21/07/2018

Năm 1968 là năm khốc liệt của cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ cứu nước. Sau Tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân, nhu cầu tăng viện cho chiến trường miền Nam về vũ khí, lương thực, xăng dầu để củng cố lực lượng, giữ vững địa bàn vô cùng cấp thiết. Đế quốc Mỹ đã tập trung không quân, hải quân đánh phá ác liệt 4 tỉnh khu IV cũ (Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình). Trong đó, Ngã ba Đồng Lộc - huyết mạch giao thông độc đạo, quan trọng bị đánh phá ác liệt.

Toàn bộ lực lượng TNXP N55 - P18 gồm 7 đại đội đã vào trấn giữ tại 7 vùng chủ yếu trong khu vực này. Các tổ quan sát, đếm bom, cắt tiêu, tổ rà phá bom mìn, bộ phận ứng cứu đường cùng với mạng lưới thông tin liên lạc, lực lượng điều hành phương tiện giao thông, giữ gìn trật tự an ninh khu vực Ngã ba Đồng Lộc được hình thành. Nhân dân Hà Tĩnh, với quyết tâm sắt đá đã ngày đêm chịu đựng mọi gian khổ, hy sinh bảo toàn cho những tuyến đường. Để mở những con đường mới, đường tránh, Nhân dân nhiều địa phương như các xã Thiên Lộc, Tiến Lộc (Can Lộc), Cẩm Quan (Cẩm Xuyên)… đã tạm dời làng xóm, nhà cửa đi nơi khác để lấy đất làm đường. Khu vực thung lũng Ngã ba Đồng Lộc bị bom đạn của kẻ thù quần nát, xới tung. Nơi đây, hàng ngàn bộ đội, TNXP, công nhân giao thông, lái xe, chiến sỹ công an, dân công, dân quân du kích,... đã gửi lại tuổi thanh xuân của mình để thông đường, thông xe ra tiền tuyến, góp phần đánh thắng giặc Mỹ xâm lược và làm nên huyền thoại về Ngã ba Đồng Lộc.

Đã có nhiều tác phẩm Văn học nghệ thuật khắc họa hình tượng về sự hy sinh anh dung của chiến sỹ. đồng bào và đặc biệt là sự hy sinh của 10 cô gái nới Ngã ba Đồng Lộc. Vào ngày 20/7 vừa qua Ban tổ chức Cuộc vận động sáng tác ca khúc kỷ niệm 50 năm chiến thắng Đồng Lộc do Báo Thanh Niên phát động đã trao giải thưởng cho các nhạc sĩ có ca khúc về đề tài này.

Chương trình Tác giả Tác phẩm của Ban Âm nhạc VOV3 đã tổ chức cuộc tọa đàm với chủ đề “Đồng Lộc tiếng hát đưa xa” cùng sự tham gia trao đổi của một số nhạc sĩ, nhà thơ, xin giới thiệu:

  1. NS Cát Vận
  2. NS Ngọc Thịnh
  3. NS Lê Mây
  4. Nhà thơ: Hồ Phong Tư

Tin liên quan

27/08/2020
Sách Hình thức Hình thức âm nhạc* là một công trình có nhiều công phu sáng tạo và khoa học. Tác giả phải đọc nhiều tập sách âm nhạc, trải qua hàng ngàn bài hát để ...
10/08/2020
Nhiệt liệt chúc mừng tất cả các nhạc sĩ hội viên dự Đại hội nhiệm kỳ X Hội Nhạc sĩ Việt Nam! Thưa các bác, các anh, các chị - những người bằng tài năng củ...
08/08/2020
(Tại Đại hội Hội Nhạc sĩ Việt Nam lần thứ X, nhiệm kỳ 2020-2025) Hà Nội, ngày 07 tháng 8 năm 2020 Thưa các vị đại biểu, các nhạc sĩ cùng toàn thể các đồng chí! Hôm nay, tôi rất vui ...
03/08/2020
Mặc dù phim "Trưng Vương" vẫn đang trong quá trình thực hiện nhưng ca khúc "Còn gì để mất" (OST phim ngắn giới thiệu nữ tướng Bát Nàn) đã có mặt trong danh sách bảng xếp hạng Billboard là mộ...