'Đội quân xâm lăng bằng âm nhạc' của Anh

13/06/2013

Từ 2007-2012, các nghệ sĩ Anh liên tục làm mưa làm gió trên các thị trường âm nhạc hàng đầu thế giới như Mỹ, Canada, Pháp và Hà Lan. Phấn khởi trước “chiến công huy hoàng” của ngành công nghiệp giải trí, Chính phủ Anh đã khen ngợi và cam kết sẽ có nhiều hỗ trợ tích cực hơn.

Theo số liệu của BPI (Ngành công nghiệp âm nhạc ghi âm Anh quốc), nước Anh đã từng xây dựng được kỳ tích vào năm 2011 khi chiếm đến 12,6% thị phần âm nhạc thế giới, trong vòng 5 - 6 năm, các nghệ sĩ Anh luôn được công nhận có nhiều album bán chạy nhất.

Âm nhạc nhạc Anh “càn quét” Âu, Mỹ

Các album được nghe nhiều nhất của One Direction, Emeli Sandé, Ed Sheeran và Mumford & Sons đã xác lập kỷ lục đáng tự hào cho nước Anh trước thế giới. One Direction đập tan các thành tích được Stateside (Mỹ) tạo ra vào năm 2012 để trở thành nhóm nhạc đầu tiên của Vương quốc Anh có sản phẩm âm nhạc lần đầu tiên thâm nhập thành công thị trường Mỹ với vị trí số 1. Cả hai album 1D của One Direction là: Up all NightTake Me Home đều được xếp hạng 5 toàn cầu.

Hai album đầu tay của Sheeran cũng nổi bật trong số 20 bài hát được yêu mến nhất toàn thế giới. Các nghệ sĩ và ban nhạc Anh như: Coldplay, Rod Stewart, Led Zeppelin và Muse đều cũng có doanh số album bán nhanh nhất.


Thủ tướng Anh David Cameron (áo vét, thắt cà vạt đứng ở giữa) chụp ảnh lưu niệm cùng ban nhạc One Direction

Tại Mỹ - thị trường âm nhạc cạnh tranh nhất thế giớI - “đội quân xâm lăng bằng âm nhạc” đến từ xứ sở sương mù Anh quốc đã khiến thị trường âm nhạc Mỹ rung lắc mạnh vì chiếm tới 13,7% doanh thu album của các nghệ sĩ Mỹ trong năm 2012. Con số 13,7% chính là thị phần lớn nhất của các nghệ sĩ Anh được ghi nhận trên đất Mỹ kể từ 2007 đến nay. Các sản phẩm âm nhạc của Adele, One Direction và Mumford & Sons đã khẳng định vị thế của âm nhạc Anh khi 5 album bán chạy nhất ở Mỹ có đến 4 album nhập khẩu từ Anh.

Các ban nhạc Anh tiếp tục thành công tại quê nhà khi chiếm đến 51,9% lượng đĩa phát hành. Năm 2012, trong số 10 album bán chạy nhất thì có đến 7 album thuộc về các nghệ sĩ Anh, không những thế, chúng còn lọt vào bảng xếp hạng 3 album hàng đầu được nhiều người nghe nhất. Our Version Of Events của Emeli Sandé là album bán chạy nhất năm 2012, đây là một năm thành công mỹ mãn với nhóm nhạc này khi họ bán hết veo 1,4 triệu bản. Tiếp sau niềm vui của Emeli Sandé là album 21 của Adele xếp vị trí thứ 2, cuối cùng, nam ca sĩ trẻ Ed Sheeran nở nụ cười tươi rói cùng với album + (Plus) được xếp hạng 3.

Các nghệ sĩ Anh đã tăng được thị phần tại thị trường âm nhạc Pháp lên đến 18,3%, doanh thu cao nhất kể từ năm 2003 với 40 bài hát của các nghệ sĩ, nhóm nhạc: Adele, Muse và Coldplay đạt giải cao vào cuối năm. Birdy, One Direction và Emeli Sandé đều có sự đột phá kỳ diệu của riêng mình. Hà Lan cũng là một thị trường đem lại thành công rực rỡ cho nhạc Anh, năm 2012 trong số 4 album phát hành trên thị trường xứ sở hoa tulip, album của nghệ sĩ Anh đã chiếm 1, nói theo cách khác, con số này tương đương với 26,3% thị phần âm nhạc Hà Lan. Các album 21 và Live At The Royal Albert Hall của Adele và album đầu tay của Birdy đã tạo ra ấn tượng sâu sắc này.

Chính phủ Anh hỗ trợ “cỗ máy in tiền” âm nhạc

Geoff Taylor, Giám đốc điều hành BPI hãnh diện phát biểu: “Âm nhạc là nền tảng tạo ra bản sắc của nước Anh thống nhất và cả thế giới đang ca hát với chúng ta. Album 21 của Adele đã dẫn đầu danh sách bán chạy toàn cầu trong 2 năm liên tiếp, các nghệ sĩ của chúng ta lần lượt thành công trên khắp thế thế giới”.

Cũng theo lời ông Geoff Taylor khi âm nhạc kết hợp với kỹ thuật số, người Anh sẽ có khả năng thành công hơn nữa, bởi vì công nghệ kỹ thuật số cho phép tạo ra sự kết nối trực tiếp giữa các nghệ sĩ Anh với những người yêu mến khắp thế giới và họ có thể nghe nhạc mọi lúc, mọi nơi. Đồng thời cũng là thời điểm thích hợp nhất để chính phủ Anh hỗ trợ nền âm nhạc nước nhà như một “cỗ máy” kéo kinh tế tăng trưởng trở lại.

Tán đồng quan điểm của giám đốc điều hành, ông Tony Wadsworth, Chủ tịch BPI cho biết thêm: “Âm nhạc Anh liên tục xuất khẩu thành công trên toàn cầu. Nó định vị nước Anh trên bản đồ văn hóa và kinh tế, tạo việc làm cả trong và ngoài nước. Chúng ta đã xây dựng một di sản âm nhạc vững chắc để củng cố vị thế của chúng ta là một cường quốc sáng tạo có tiềm năng to lớn trong thời đại kỹ thuật số. Nó vẫn duy trì được tầm quan trọng để Chính phủ ủng hộ nền công nghiệp sáng tạo và trao cho chúng ta mọi cơ hội để cạnh tranh trên trường quốc tế”.

Thủ tướng David Cameron đã tán dương thành tích huy hoàng của ngành công nghiệp âm nhạc nước nhà. Theo BPI , Anh đã tăng được 13,3% thị phần album bán trên thị trường toàn cầu năm 2012, đây là kỷ lục lớn nhất từ trước đến nay của nước này, nhờ vào thành quả lao động nghệ thuật chăm chỉ và đầy tính sáng tạo của các nghệ sĩ: Adele, Emeli, Sandé, One Direction và Ed Sheeran.

Bằng giọng nói đầy tự hào, Thủ tướng Cameron đã gửi lời khen ngợi, chúc mừng đến các nghệ sĩ Anh: “Chúng ta có thể hãnh diện về ngành công nghiệp âm nhạc hàng đầu thế giới của mình, để tiếp tục đi từ sức mạnh này đến sức mạnh khác”.

Ông Cameron đưa cam kết: “Âm nhạc Anh được ưu chuộng khắp thế giới và chúng tôi sẽ tiếp tục ủng hộ ngành công nghiệp sáng tạo của mình để tạo ra cơ hội việc làm và đóng góp cho nền kinh tế”.

(Nguồnhttp://thethaovanhoa.vn)

Tin liên quan

27/08/2020
Sách Hình thức Hình thức âm nhạc* là một công trình có nhiều công phu sáng tạo và khoa học. Tác giả phải đọc nhiều tập sách âm nhạc, trải qua hàng ngàn bài hát để ...
10/08/2020
Nhiệt liệt chúc mừng tất cả các nhạc sĩ hội viên dự Đại hội nhiệm kỳ X Hội Nhạc sĩ Việt Nam! Thưa các bác, các anh, các chị - những người bằng tài năng củ...
08/08/2020
(Tại Đại hội Hội Nhạc sĩ Việt Nam lần thứ X, nhiệm kỳ 2020-2025) Hà Nội, ngày 07 tháng 8 năm 2020 Thưa các vị đại biểu, các nhạc sĩ cùng toàn thể các đồng chí! Hôm nay, tôi rất vui ...
03/08/2020
Mặc dù phim "Trưng Vương" vẫn đang trong quá trình thực hiện nhưng ca khúc "Còn gì để mất" (OST phim ngắn giới thiệu nữ tướng Bát Nàn) đã có mặt trong danh sách bảng xếp hạng Billboard là mộ...