Đạo nhạc
Các bạn thân mến!
Những năm gần đây hiện tượng đạo nhạc và nhạc nhái trở nên phổ biến. Có nhiều hình thức đạo nhạc như: Lấy nguyên cả một làn điệu dân ca rồi đặt lời mới và tự ghi tên mình là tác giả của bài hát, hình thức lấy cắp lòng bản giai điệu của một ca khúc hoặc một vài giai điệu của một ca khúc nổi tiếng, sử dụng phần hòa âm, nhạc beats có sẵn từ những ca khúc nổi tiếng, đạo ý tưởng thơ, đạo lời…Có những hình thức đạo nhạc tinh vi gây nhiều tranh luận trong cả giới chuyên môn…về cả phương thức sáng tạo lắp ghép cho ra sản phẩm âm nhạc phái sinh…
(Ảnh internet)
Tất cả các hình thức đạo nhạc dù nhiều, dù ít, dù tinh vi đến mấy nhưng có một điều chắc chắn là nếu như một tác phẩm nghệ thuật được hình thành bằng cách vay mượn cảm xúc của một tác giả khác thì đó chỉ là những loại hàng giả, không có giá trị, và nhiều người còn cho rằng đó là vi phạm vào đạo đức nghề nghiệp, trong đó cao nhất là lương tâm.
Để tìm hiểu thêm về điều này chúng ta cùng biên tập viên Hoàng Anh gặp gỡ với một số bạn sinh viên, PGS-TS âm nhạc Cù Lệ Duyên và nhạc sĩ Phó Đức Phương – Giám đốc Trung tâm Bảo vệ bản quyền tác giả âm nhạc Việt Nam.
Mời các bạn cùng nghe!
(Nguồn: Tạp chí âm nhạc trẻ - VOV3)