Đại hội cơ sở khối Hội Văn học nghệ thuật Trung ương và các hội viên lẻ tại Hà Nội

14/06/2020

Ngày 12 tháng 6 năm 2020, tại trụ sở Liên hiêp các Hội Văn học Nghệ thuật Việt Nam, Hội Nhạc sĩ Việt Nam đã tổ chức Đại hội cơ sở khối Hội Văn học nghệ thuật Trung ương và các cơ quan lẻ tại Hà Nội, gồm 104 hội viên thuộc các đơn vị: Lãnh đạo Hội và các nhạc sĩ thuộc Văn phòng Hội Nhạc sĩ Việt Nam, các Hội Văn học Nghệ thuật Trung ương, các nhạc sĩ lẻ công tác ở các cơ quan tại Hà Nội, nhằm đánh giá tổng kết công tác nhiệm kỳ (2015-2020) và phương hướng hoạt động nhiệm kỳ (2020-2025), bầu Đại biểu đi dự Đại hội đại biểu toàn quốc khóa X Hội Nhạc sĩ Việt Nam.

Tới dự Đại hội có: GS.TSKH Tô Ngọc Thanh – Chủ tịch Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam; nhạc sĩ Nông Quốc Bình – Chủ tịch Hội Văn học nghệ thuật các dân tộc thiểu số Việt Nam; PGS.TS, nhạc sĩ Đỗ Hồng Quân – Chủ tịch Hội Nhạc sĩ Việt Nam; Thiếu tướng, nhạc sĩ Đức Trịnh – Phó Chủ tịch Thường trực Hội; NSND Phạm Ngọc Khôi – Phó Chủ tịch Hội; nhà Lý luận Phê bình Nguyễn Thị Minh Châu – Phó Chủ tịch Hội; nhạc sĩ Trần Nhật Dương - Ủy viên Ban thường vụ, Trưởng Ban Kiểm tra Hội Nhạc sĩ Việt Nam; nhạc sĩ Vũ Duy Cương - Ủy viên Ban Chấp hành Hội; các thành viên Ban chỉ đạo, Ban tổ chức Đại hội...

Đại hội đã bầu ra Đoàn Chủ tịch để điều hành Đại hội gồm: PGS.TS, nhạc sĩ Đỗ Hồng Quân; Thiếu tướng, nhạc sĩ Đức Trịnh; nhà Lý luận Phê bình Nguyễn Thị Minh Châu.

PGS.TS, nhạc sĩ Đỗ Hồng Quân đã phát biểu chào mừng và định hướng cho Đại hội: Đại hội cơ sở được tổ chức tại trụ sở Hội - là ngôi nhà chung của các nhạc sĩ từ khi thành lập đến nay. Vui mừng khi các nhạc sĩ đến đông đủ, sức khỏe tốt và hướng đến Hội như một mái nhà chung của giới văn học nghệ thuật cả nước.

Hướng tới Đại hội đại biểu toàn quốc Hội Nhạc sĩ Việt Nam lần thứ X, Đại hội cơ sở lần này được chuẩn bị kỹ và thực hiện tốt từng bước từ mỗi Chi hội địa phương. Đại hội cần các ý kiến đóng góp về những hoạt động chuyên môn của Hội, từ lý luận, đào tạo, biểu diễn cho đến sáng tác. Chú trọng các hoạt động chuyên môn làm sao đẩy mạnh tính chuyên nghiệp với nhiều tác phẩm chất lượng nghệ thuật cao. Vận hành tổ chức Hội hiệu quả, kiểm soát chặt chẽ để tránh việc văn học nghệ thuật đi chệch hướng; củng cố mối liên hệ chặt chẽ giữa Ban Chấp hành với các chi hội địa phương, hội viên và Hội Văn học nghệ thuật các địa phương… thành một guồng máy nhịp nhàng hiệu quả; khích lệ và tận dụng sáng tạo của các thành viên Ban Chấp hành cùng công tác phát triển Hội để khuyến khích lớp trẻ vào tổ chức Hội.

Trong thời gian vừa qua, tiếp thu một số ý kiến từ cơ sở, cần trao đổi về tên gọi của Hội: Hội Nhạc sĩ Việt Nam hay “Hội Âm nhạc Việt Nam”?

Tại Đại hội, một số nhạc sĩ đã phát biểu đóng góp các ý kiến:

Nhạc sĩ Nguyễn Lân Cường: Ban Chấp hành nhiệm kỳ vừa qua làm được nhiều việc, có nhiều hoạt động và nhiều thành tích, đặc biệt là những lãnh đạo chủ chốt.

Nhạc sĩ Hoàng Sâm: Sự phát triển của âm nhạc chuyên nghiệp Việt Nam 5 năm qua phát triển mạnh. Lần đầu tiên lĩnh vực âm nhạc giao hưởng, thính phòng được đẩy lên ngang tầm với các nước trong khu vực và thế giới. Hội có sự tiến bộ vượt bậc, rất đổi mới, có sự sáng tạo, đối ngoại khéo léo và đạt được thành quả trong việc trao đổi, giới thiệu tác phẩm giữa Việt Nam và các nước.

Nhạc sĩ Bá Môn: Nhiệm kỳ IX Hội tạo được ấn tượng lớn trong nước và quốc tế như tổ chức Ngày Âm nhạc Việt Nam rộng rãi; hoạt động đối ngoại được đẩy lên một bước để âm nhạc Việt  Nam và âm nhạc thế giới song hành, thực tế âm nhạc Việt Nam đã khẳng định được tên tuổi của mình trong diễn đàn âm nhạc quốc tế trong các lần Festival Âm nhạc Á – Âu và Festival Âm nhạc quốc tế.

Cần đầu tư sáng tạo, khuyến khích bằng mọi cách để phát huy tài năng có sáng tạo nghệ thuật, nhất là lớp trẻ; mảng lý luận phê bình cần phải đẩy mạnh hơn như tổ chức các cuộc hội thảo về âm nhạc. Cần phát triển hài hòa giữa âm nhạc thị trường và âm nhạc chính thống, tạo sân chơi để cuốn hút giới trẻ; phân định rõ khái niệm giữa nhạc sĩ và người sáng tác. Về tên gọi của Hội, nên đổi tên thành “Hội Âm nhạc Việt Nam”.

Nhạc sĩ Văn Cung có ý kiến về việc cần tạo điều kiện để các nhạc sĩ tham gia các trại sáng tác âm nhạc, hoặc tham gia tự nguyện nếu có nhu cầu thì bán tự túc; ngoài các cuộc thi, vận động sáng tác theo định hướng nên quan tâm đến chủ đề về giai cấp công - nông dân.

GS.TSKH Tô Ngọc Thanh có ý kiến về việc cần quan tâm đầu tư sáng tạo văn học nghệ thuật hơn nữa, đặc biệt là đẩy mạnh việc bảo tồn, phát huy giá trị Di sản văn hóa trong kho tàng âm nhạc dân gian Việt Nam, của 54 dân tộc do ông cha ta để lại - các sáng tạo chủ yếu là do nông dân làm ra trong dân gian. Hội Văn nghệ Dân gian Việt Nam đã xuất bản được nhiều công trình, sách về âm nhạc dân gian Việt Nam có giá trị và tuyên truyền rộng rãi.

*

Đại hội đã thành công và bầu được 35 đại biểu đi dự Đại hội Đại biểu toàn quốc Khóa X (nhiệm kỳ 2020 - 2025) tại Thủ đô Hà Nội năm 2020:

1. NSND Nguyễn Trọng Bằng – Nguyên Tổng thư ký Hội

2. Nhạc sĩ Hồng Đăng – Nguyên Phó Tổng thư ký Hội

3. PGS.TS Đỗ Hồng Quân – Chủ tịch Hội

4. Nhạc sĩ Đức Trịnh – Phó Chủ tịch Hội

5. NSND Phạm Ngọc Khôi – Phó Chủ tịch Hội

6. Nhà LLPB âm nhạc Nguyễn Thị Minh Châu – Phó Chủ tịch Hội

7. NSND Quang Thọ - Ủy viên Ban Chấp hành

8. Nhạc sĩ Phó Đức Phương - Ủy viên Ban Chấp hành

9. Nhạc sĩ Vũ Duy Cương - Ủy viên Ban Chấp hành

10. Nhạc sĩ Đinh Công Thuận - Ủy viên Ban Kiểm tra

11. NSND Phạm Quang Huy

12. GS.TSKH Tô Ngọc Thanh

13. Nhạc sĩ Nông Quốc Bình

14. Nhạc sĩ Vũ Tự Lân

15. Nhạc sĩ Nguyễn Lân Cường

16. Nhạc sĩ Trần Thị Lệ Chiến

17. Nhạc sĩ Cao Khắc Thùy

18. Nhạc sĩ Vũ Trọng Tường

19. Nhạc sĩ Cát Văn Vận

20. Nhạc sĩ Hạ Long

21. Nhạc sĩ Bùi Bá Quảng

22. Nhạc sĩ Triệu Tú Vân

23. Nhạc sĩ Hồ Hữu Thới

24. Nhạc sĩ Phạm Bá Chỉnh

25. Nhạc sĩ Nguyễn Duy Thịnh

26. Nhạc sĩ Hoàng Sâm

27. Nhạc sĩ Phạm Đình Tấn

28. Nhạc sĩ Hoàng Văn Đại

29. Nhạc sĩ Nguyễn Quỳnh Hoa

30. Nhạc sĩ Nguyễn Thụy Kha

31. Nhạc sĩ Phạm Việt Long

32. Nhạc sĩ Đỗ Hoàng Long

33. Nhạc sĩ Nguyễn Bá Môn

34. Nhạc sĩ Lê Thị Bạch Vân

35. Nhạc sĩ Phạm Hồng Sơn

Và 2 đại biểu dự bị là nhạc sĩ Lê Trọng Nin và nhạc sĩ Nguyễn Văn Bằng.

Một số hình ảnh tại Đại hội:

PGS.TS, nhạc sĩ Đỗ Hồng Quân phát biểu khai mạc

Xem thêm ảnh tại đây: http://hoinhacsi.vn/chum-anh-dai-hoi-co-so-khoi-hoi-vhnt-trung-uong-va-h...

Tin liên quan

06/03/2021
Tối 5 tháng 10 năm 2020, tại Nhà hát Chèo Việt Nam, Hà Nội, đã diễn ra Lễ tổng kết và trao giải Cuộc thi độc tấu, hòa tấu nhạc cụ dân tộc toàn quốc năm 2020, do Cục Nghệ thuật biểu diễn (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du ...
18/02/2021
Tất cả Hội viên Hội Nhạc sĩ Việt Nam có quyền gửi tác phẩm, công trình dự xét Giải  thưởng Âm nhạc 2021. Tác giả, nhóm tác giả tham dự 01 tác phẩm duy nhất thuộc một trong các chuyên ngành sau: Lý luận phê bình, Sáng tác, Biểu diễn ...
18/02/2021
Thực hiện Chỉ thị số 35-CT/TW, ngày 30 tháng 5 năm 2019 của Bộ Chính trị về Đại hội Đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, ngày 8 tháng 9 năm 2020, tại Hà Nội, Đảng bộ Liên hiệp các ...
17/02/2021
Chào mừng Ngày Âm nhạc Việt Nam lần thứ XI (3/9/2010 – 3/9/2020), chào mừng thành công Đại hội Đại biểu toàn quốc Hội Nhạc sĩ Việt Nam nhiệm kỳ X (2020-2025), Hội Nhạc sĩ Việt Nam phối hợp với Trường Đại học Văn hóa Nghệ thuật Quân đội tổ ...