Đại hội cơ sở Khối chuyên ngành quản lý Văn hóa, Nghiên cứu - Lý luận, Đào tạo

11/06/2020

Ngày 10 tháng 6 năm 2020, tại Trường Cao Đẳng Văn hóa nghệ thuật Hà Nội, Hội Nhạc sĩ Việt Nam đã tổ chức Đại hội cơ sở Khối các chuyên ngành quản lý Văn hóa, Nghiên cứu - Lý luận, Đào tạo, gồm 94 hội viên thuộc các đơn vị: Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch; Trường Cao Đẳng Văn hóa nghệ thuật Hà Nội; Sở Văn hóa Thể thao Hà Nội; Nhà xuất bản Âm nhạc; Viện nghiên cứu Âm nhạc và Viện nghiên cứu Văn hóa nghệ thuật; Cục Văn hóa cơ sở và Trường Đại học Văn hóa Hà Nội; Ngành Giáo dục; nhằm đánh giá tổng kết công tác nhiệm kỳ (2015-2020) và phương hướng hoạt động nhiệm kỳ (2020-2025), bầu Đại biểu đi dự Đại hội đại biểu toàn quốc khóa X Hội Nhạc sĩ Việt Nam.

Tới dự Đại hội có: Nhạc sĩ Trương Ngọc Ninh – Chủ tịch Hội Âm nhạc Hà Nội; PGS.TS, nhạc sĩ Đỗ Hồng Quân – Chủ tịch Hội Nhạc sĩ Việt Nam; Thiếu tướng, nhạc sĩ Đức Trịnh – Phó Chủ tịch Thường trực Hội; NSND Phạm Ngọc Khôi – Phó Chủ tịch Hội; nhà Lý luận Phê bình Nguyễn Thị Minh Châu – Phó Chủ tịch Hội; các thành viên Ban chỉ đạo, Ban tổ chức Đại hội...

Đại hội đã bầu ra Đoàn Chủ tịch để điều hành Đại hội gồm: PGS.TS, nhạc sĩ Đỗ Hồng Quân; Thiếu tướng, nhạc sĩ Đức Trịnh; nhạc sĩ Trương Ngọc Ninh.

PGS.TS, nhạc sĩ Đỗ Hồng Quân đã phát biểu định hướng cho Đại hội. Ông nhấn mạnh: Khối chúng ta chủ yếu là cán bộ quản lý, nghiên cứu âm nhạc từ các viện, các đơn vị giáo dục, quản lý văn hóa, trong đó có các giảng viên, các nhà sư phạm, có nhiều các nhạc sĩ lão thành từ những năm 20, 30 của thế kỷ XX, đã đồng hành cùng Hội trong suốt chiều dài lịch sử.

Mục đích của Đại hội để chúng ta một lần nữa nhìn lại những công việc mà Ban Chấp hành và các Chi hội Nhạc sĩ Việt Nam trong toàn quốc đã thực hiện được trong niệm kỳ vừa qua, nhìn lại đội ngũ các thế hệ nhạc sĩ đã có công xây dựng và đóng góp từ những ngày đầu thành lập Hội năm 1957, đến nay đã trên 60 năm và ngày càng phát triển, củng cố chặt chẽ hơn và hiệu quả của công tác sáng tác cũng như nghiên cứu lý luận, biển diễn... thực sự trở thành trung tâm của giới âm nhạc chuyên nghiệp cả nước. Cho thấy một tổ chức vững mạnh của các thế hệ nhạc sĩ đi suốt chiều dài lịch sử của dân tộc của đất nước. Đại hội cần có ý kiến về vấn đề đào tạo âm nhạc, đào tạo những nghệ sĩ biểu diễn trong lĩnh vực âm nhạc hiệu quả đúng hướng và tập trung.

Tại Đại hội, một số nhạc sĩ đã phát biểu đóng góp các ý kiến:

Nhạc sĩ Võ Vang có ý kiến: Nhiệm kỳ vừa qua, âm nhạc có nhiều khởi sắc, Hội đã kịp thời nắm bắt các sự kiện văn hóa xã hội, thực hiện nhiều chương trình, sự kiện âm nhạc mang tính vĩ mô, có sức lan tỏa, đúng tầm của âm nhạc bác học của một tổ chức Hội nghề nghiệp, như tổ chức các chương trình âm nhạc giao hưởng, hội thảo âm nhạc chuyên đề... Trong đại dich Covid-19 đã phát động đợt sáng tác và xuất bản ấn phẩm “Niềm tin” kịp thời, tổ chức chương trình âm nhạc trực tuyến có hàng triệu người xem và được đánh giá cao bởi tính thời sự và thái độ của giới nhạc sĩ trước sự kiện của đất nước.

Hội đã phục dựng các công trình âm nhạc lớn như Opera “Cô Sao”, “Người tạc tượng” và công diễn tại Hà Nội và các tỉnh, thành. Có sự gắn kết giữa Hội và Nhà hát Nhạc vũ kịch, Dàn nhạc giao hưởng quốc gia; Học viện Âm nhạc quốc gia, và các đoàn nghệ thuật… trong các hoạt động biểu diễn…

Về cơ cấu Ban Chấp hành trong nhiệm kỳ tới cần rút gọn, chọn người tài, có trình độ để hướng đến công nghệ 4.0.

Nhạc sĩ Trương Ngọc Ninh có ý kiến: Hội đã tổ chức các Đại hội cơ sở rất kỹ, từng Chi hội cơ sở đều nắm rất chắc báo cáo chính trị và nhất là tìm những nhân sự tốt đề cử Ban Chấp hành nhiệm kỳ X.

Chúng ta hết sức tự hào về Hội rất giầu truyền thống có chiều dầy về truyền thống từ khi thành lập năm 1957 đến nay, các nhạc sĩ gạo cội, tên tuổi nhất đồng hành cùng cuộc kháng chiến giành độc lập cho đất nước. Chúng ta cần giữ gìn truyền thống của Hội. Nhiệm kỳ IX vừa qua, đã chứng tỏ được điều này, Hội đã làm được rất nhiều việc lớn như tổ chức Festival Âm nhạc Á- Âu mang tầm cỡ thế giới, qua 3 lần, Festival ngày càng thành công và phát triển. Các sự kiện âm nhạc chính thống của đất nước, của các Bộ, Ban, Ngành… đều có mặt Hội Nhạc sĩ Việt Nam; và với chức năng một đơn vị tham mưu cho Đảng, Nhà nước về định hướng âm nhạc.

Nhạc sĩ Nguyễn Quang Long có ý kiến về việc cần đẩy mạnh hoạt động lý luận phê bình âm nhạc. Hội đã quan tâm nhiều hơn về lĩnh vực lý luận phê bình âm nhạc hiện nay, khi thành lập Ban truyền thông, tuyên truyền các hoạt động âm nhạc của Hội để thông tin cũng như thu hút lực lượng những người tham gia viết lý luận phê bình âm nhạc, và báo chí quan tâm nhiều hơn; cần phục hồi và phát huy các giá trị âm nhạc dân tộc truyền thống, nhân lên từ các thế hệ đi trước, có tâm huyết với nghề để tuyên truyền cho giới trẻ.

***

Đại hội đã thành công và bầu được 28 đại biểu đi dự Đại hội Đại biểu toàn quốc Khóa X (nhiệm kỳ 2020 - 2025) tại Thủ đô Hà Nội năm 2020:

- Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch: Nhạc sĩ Phạm Tuyên; NSND Nguyễn Trung Kiên; NSND Hoàng Văn Đạt; NSND Phạm Đức Nhân; nhạc sĩ Tạ Thị Giáng Son; Trịnh Đăng Toàn; Trịnh Vĩnh Dụ; và 1 đại biểu dự bị là nhạc sĩ Bùi Đức Ngọc.

- Trường Cao Đẳng Văn hóa nghệ thuật Hà Nội: NSƯT Dương Minh Ánh; nhạc sĩ Nhữ Thanh Hằng; Phạm Thanh Hiền; Trần Thị Vĩnh Linh; Lê Minh Sơn.

- Sở Văn hóa Thể thao Hà Nội; Nhà xuất bản Âm nhạc: NSND Lê Trọng Nghĩa; NSND Đào Văn Trung; nhạc sĩ Trương Ngọc Ninh; Nguyễn Vĩnh Cát; Trịnh Bang Phác; Võ Vang; Trần Văn Tiến; và 1 đại biểu dự bị là nhạc sĩ Nguyễn Quang Long.

- Viện nghiên cứu Âm nhạc; Viện nghiên cứu Văn hóa nghệ thuật; Cục Văn hóa thông tin cơ sở và Trường Đại học Văn hóa Hà Nội: Nhạc sĩ Nguyễn Cường; Nguyễn Bình Định; Nguyễn Thụy Loan; Trương Đình Minh Sơn; và 1 đại biểu dự bị là nhạc sĩ Đào Hữu Thi.

- Ngành Giáo dục: Nhạc sĩ Bùi Anh Tú; Phan Trần Bảng; Lê Minh Châu; Trịnh Hoài Thu; Hoàng Long; và 1 đại biểu dự bị là nhạc sĩ Lê Anh Tuấn.

Một số hình ảnh tại Đại hội:

Các nhạc sĩ bỏ phiểu chọn những đại biểu ưu tú đi dự Đại hội X

Các nhạc sĩ thuộc Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch

Các nhạc sĩ thuộc Trường Cao đẳng Văn hóa nghệ thuật Hà Nội

Các nhạc sĩ thuộc Viện nghiên cứu Âm nhạc; Viện nghiên cứu Văn hóa nghệ thuật; Cục Văn hóa thông tin cơ sở;

Trường Đại học Văn hóa Hà Nội

Các nhạc sĩ thuộc Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch; Nhà xuất bản Âm nhạc

Các nhạc sĩ thuộc ngành Giáo dục

Xem chùm ảnh tại đây: http://hoinhacsi.vn/chum-anh-dai-hoi-co-so-khoi-quan-ly-van-hoa-nghien-c...

Tin liên quan

06/03/2021
Tối 5 tháng 10 năm 2020, tại Nhà hát Chèo Việt Nam, Hà Nội, đã diễn ra Lễ tổng kết và trao giải Cuộc thi độc tấu, hòa tấu nhạc cụ dân tộc toàn quốc năm 2020, do Cục Nghệ thuật biểu diễn (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du ...
18/02/2021
Tất cả Hội viên Hội Nhạc sĩ Việt Nam có quyền gửi tác phẩm, công trình dự xét Giải  thưởng Âm nhạc 2021. Tác giả, nhóm tác giả tham dự 01 tác phẩm duy nhất thuộc một trong các chuyên ngành sau: Lý luận phê bình, Sáng tác, Biểu diễn ...
18/02/2021
Thực hiện Chỉ thị số 35-CT/TW, ngày 30 tháng 5 năm 2019 của Bộ Chính trị về Đại hội Đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, ngày 8 tháng 9 năm 2020, tại Hà Nội, Đảng bộ Liên hiệp các ...
17/02/2021
Chào mừng Ngày Âm nhạc Việt Nam lần thứ XI (3/9/2010 – 3/9/2020), chào mừng thành công Đại hội Đại biểu toàn quốc Hội Nhạc sĩ Việt Nam nhiệm kỳ X (2020-2025), Hội Nhạc sĩ Việt Nam phối hợp với Trường Đại học Văn hóa Nghệ thuật Quân đội tổ ...