Đại hội cơ sở Chi hội Nhạc sĩ thành phố Đà Nẵng

13/05/2020

Ngày 9 tháng 5 năm 2020, tại thành phố Đà Nẵng, Hội Nhạc sĩ Việt Nam đã phối hợp với Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật, Hội Âm nhạc thành phố Đà Nẵng, tổ chức Đại hội cơ sở Chi hội Nhạc sĩ Việt Nam thành phố Đà Nẵng, nhằm đánh giá tổng kết công tác của Chi hội nhiệm kỳ (2015-2020) và phương hướng hoạt động nhiệm kỳ (2020-2025), bầu Đại biểu đi dự Đại hội đại biểu toàn quốc khóa X Hội Nhạc sĩ Việt Nam.

Đến dự có nhà nghiên cứu Bùi Văn Tiếng, Bí thư Đảng Đoàn - Chủ tịch Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật thành phố Đà Nẵng; nhạc sĩ Trương Duy Huyến – Chủ tịch Hội Âm nhạc thành phố Đà Nẵng; đại diện các Hội Văn học nghệ thuật chuyên ngành của thành phố Đà Nẵng.

Về phía Hội Nhạc sĩ Việt Nam có: PGS.TS, nhạc sĩ Đỗ Hồng Quân – Chủ tịch Hội Nhạc sĩ Việt Nam; Thiếu tướng, nhạc sĩ Đức Trịnh – Phó Chủ tịch Thường trực Hội; nhạc sĩ Đinh Công Thuận – Chánh Văn phòng Hội, và các thành viên Ban tổ chức Đại hội.

Chi hội Nhạc sĩ Việt Nam thành phố Đà Nẵng được thành lập từ năm 2002, hiện có 40 hội viên thuộc các chuyên ngành: Sáng tác, Biểu diễn, Lý luận và Đào tạo. Trong nhiệm kỳ qua, được sự quan tâm và hỗ trợ của UBND thành phố, Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Đà Nẵng cùng sự chỉ đạo của Ban Chấp hành Hội Nhạc sĩ Việt Nam, Chi hội đã triển khai và đi vào hoạt động thực tế, quyết tâm nâng cao ý thức chính trị, trách nhiệm công dân, tư chất nghệ sĩ, tạo điều kiện thuận lợi cho hội viên có điều kiện tích lũy vốn sống, sáng tạo và phát triển nghệ thuật âm nhạc đúng hướng và có những thành công ấn tượng, thuyết phục làm nên những thành tích nổi trội, đã nâng tầm Âm nhạc thành phố Đà Nẵng hòa cùng sự đi lên và phát triển của thành phố.

Về hoạt động sáng tác

Mở đầu cho những hoạt động của nhiệm kỳ mới, các nhạc sĩ của Chi hội đã hưởng ứng ngay đợt phát động sáng tác với chủ đề “Văn nghệ sĩ Đà Nẵng hướng về biển đảo quê hương” của Liên hiệp Hội và hơn 30 ca khúc đã gửi về Ban Tổ chức, đặc biệt Hội Nhạc sĩ Việt Nam đã chọn ra 5 tác phẩm in trong tuyển tập ca khúc “Dậy sóng biển Đông” và phát hành toàn quốc.

Chi hội đã có nhiều hoạt động âm nhạc tích cực, nhiều đợt đưa các nhạc sĩ xâm nhập sáng tác tại các quận huyện như: Hòa Vang, Cẩm Lệ, Liên Chiểu, Sơn Trà, Thanh Khê, Ngũ Hành Sơn, Hải Châu... và viết về huyện đảo Hoàng Sa. Đặc biệt tại huyện Hòa Vang, với chủ trương “Xây dựng nông thôn mới” đã có được nhiều tác phẩm hay phản ánh tốt đời sống của nhân dân. Chi hội đã phối hợp, hỗ trợ làm các CD Audio cho tất cả 7 quận huyện trên toàn thành phố và các chương trình giao lưu, giới thiệu tác phẩm - tác giả, các tuyển tập ca khúc. Đến nay địa phương nào cũng có từ 10 ca khúc trở lên được sáng tác riêng cho địa phương đó.

Chi hội đã cử các nhạc sĩ tham gia các trại viết dài ngày theo chủ trương của Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật Việt Nam, Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật thành phố Đà Nẵng, Hội Nhạc sĩ Việt Nam như: Trại sáng tác Âm nhạc Đà Lạt, Tam Đảo, Đại Lải, Nha Trang... hầu hết hội viên Chi hội đã đóng góp vào trại những tác phẩm có nội dung tốt, đúng với yêu cầu của Trại, đạt chất lượng cao; cử hội viên đến các tỉnh thành bạn như: Hải Phòng, Cần Thơ, Gia Lai, Kon Tum, Quảng Nam, thành phố Tam Kỳ, Quảng Ngãi, Bắc Ninh, Lào Cai, Tuyên Quang, Quảng Ninh, Quảng Bình, Quảng Trị, Hà Tĩnh... nơi nào các nhạc sĩ cũng hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, sáng tác nhiều tác phẩm có nội dung tốt, âm nhạc hay. Với phong trào tại các trường Trung học, Cao đẳng, Đại học, các nhạc sĩ đã đến giao lưu, tích lũy vốn sống, viết được những tác phẩm đầy cảm xúc, đa dạng phong cách thể hiện. Đặc biệt hưởng ứng đợt phát động sáng tác và giao lưu tại đảo Trường Sa, do Bộ Quốc phòng và Hội Nhạc sĩ Việt Nam tổ chức vào tháng 4/2017, Chi hội đã cử 2 nhạc sĩ đi thực tế sáng tác và giao lưu cùng các chiến sĩ tại các đảo Trường Sa, được Bộ Quốc phòng khen ngợi; Chi hội đã phối hợp với Hội Nhạc sĩ Việt Nam tổ chức chuyến đi thực tế “Về những dòng sông quê hương” trên địa bàn Quảng Nam - Đà Nẵng thu hoạch nhiều tác phẩm khí nhạc và ca khúc có chất lượng cao.

Các nhạc sĩ đã thường xuyên tỏa về và bám sát các địa bàn quận, huyện trong thành phố, tìm hiểu, gắn bó với nhân dân, từ đó đã có những sáng tác kịp thời, thực tế, ý nghĩa thiết thực, tốt về nội dung, hay về giai điệu, ca từ, kịp thời động viên, cổ vũ phong trào... làm nên một phong trào địa phương ca rất thành công ở phần lớn các quận huyện trên địa bàn thành phố.

Về hoạt động lý luận - phê bình

Cùng với hoạt động của chuyên ngành sáng tác, hoạt động lý luận - phê bình nhiệm kỳ qua cũng được chú trọng, đầu tư, nghiên cứu, rút ra những kinh nghiệm, nhận thức quan điểm, vai trò của âm nhạc đến mọi hội viên. Chi hội đã tổ chức tọa đàm “Chắp cánh cho ca kc Đà Nng đến vi công chúng” với 12 tham luận đạt chất lượng cao và thiết thực. Tọa đàm “Âm nhc Thiếu nhi bồi đắp m hồn và nhân cách trẻ thơ” phối hợp với Hội Nhạc sĩ Việt Nam tổ chức nhân Liên hoan Âm nhạc miền Trung Tây Nguyên. Gần đây, Chi hội đã tổ chức Tọa đàm “Làm thế nào để nâng cao cht lượng sáng c và biu din âm nhc tại Đà Nng” với sự tham gia của các Ủy viên Ban Chấp hành Hội Nhạc sĩ Việt Nam, các Giáo sư, Tiến sĩ, Nhà Giáo nhân dân, các nhà quản lý đầu ngành của các tỉnh và thành phố bạn, các nhà thơ và đông đảo phóng viên báo chí cùng các hội viên tham dự. Tại Hội thảo Âm nhạc “Hội Nhạc sĩ Việt Nam - 60 năm đồng hành cùng dân tộc” nhân dịp kỷ niệm 60 năm ngày thành lập Hội Nhạc sĩ Việt Nam, Chi hội cũng đã cử các nhạc sĩ chuyên ngành Lý luận - Phê bình tham gia.

Nhiệm kỳ qua, ngoài những bài báo, những bài viết, đánh giá đời sống âm nhạc, định hướng phê bình trên các báo, các nhạc sĩ chuyên ngành Lý luận - Phê bình đã cho ra mắt các đầu sách, các công trình: “10 bài báo Lý luận Phê bình” của nhạc sĩ Văn Thu Bích và sách nghiên cứu Âm nhạc “Tai nghe trng chiến, trng chầu” của nhạc sĩ lão thành Trương Đình Quang đã được giải thưởng Hội Nhạc sĩ Viêt Nam. Chi hội đã phối hợp với Đài Phát thanh Truyền hình Đà Nẵng, Đài Truyền hình khu vực thực hiện hàng chục chương trình tọa đàm về các đề tài âm nhạc, giới thiệu tác phẩm mới...

Về hoạt động biu diễn, tổ chc sự kiện xuất bản ấn phm âm nhc

Chi hội đã tổ chức tốt những hoạt động của Hội như tham gia Liên hoan Âm nhạc khu vực miền Trung Tây Nguyên 2015, tại thành phố Pleiku, Gia Lai;  Liên hoan Âm nhc khu vực phía Bắc 2016, tại thành phố Hòa Bình; Liên hoan Âm nhc khu vực Nam Trung Bộ và Tây Nguyên 2017 tại Đà Nẵng, Liên hoan Âm nhạc toàn quốc khu vực phía Nam 2019, tại thành phố Hồ Chí Minh. Tất cả các lần tham gia trên Chi hội đều đạt nhiều giải cao và được Ban tổ chức khen thưởng đơn vị xuất sắc.

Năm 2017, có nhiều sự kiện quan trọng, Chi hội dù hoàn thành xuất sắc các chương trình đề ra nhân chào mừng: Kỷ niệm 20 năm Đà Nẵng trực thuộc Trung ương; Tuần lễ Hội nghị cấp cao APEC; triển khai thực hiện chương trình “Thành phố 4 an”. Trong đó hoạt động nổi bật của Chi hội là: Đăng cai tổ chức Liên hoan Âm nhạc khu vực Nam Trung Bộ và Tây Nguyên; Chi hội đã phối hợp thực hiện DVD “Tình yêu Đà Nẵng” gồm 10 ca khúc tiêu biểu chọn lọc và Audio CD mp3 chủ đề “Nhịp thời gian” gồm 20 tác phẩm mới; phối hợp với Cung Thiếu nhi mở Trại Sáng tác ca khúc dành cho thiếu nhi, với 30 tác phẩm, in tuyển tập ca khúc “Em lớn lên cùng thành phố Anh hùng” ra mắt đúng thời điểm kỷ niệm 20 năm Đà Nẵng trực thuộc Trung ương và phát hành rộng khắp trên địa bàn thành phố; thực hiện DVD về cuộc đời và tác phẩm cố nhạc sĩ Thái Nghĩa - nguyên Chủ tịch Hội Âm nhạc Đà Nẵng.

Các hoạt động của Chi hội tạo được ấn tượng trong nhiệm kỳ (2015-2020) là công tác phối kết hợp của Chi hội cùng với các đơn vị, các cơ quan. Với điều kiện khó khăn và khả năng tài chính, chi hội đã vận dụng linh hoạt trong việc phối kết hợp với các đơn vị, cơ quan như: Hội Nhạc sĩ Việt Nam, Đài Phát thanh – Truyền hình Đà Nẵng, với Báo chí địa phương và Trung ương, Liên hiệp Hội, Hội Nhà văn, Nhà hát Trưng Vương, Nhà hát Tuồng Nguyễn Hiển Dĩnh, Trường Cao đẳng Văn hóa nghệ thuật, Trung tâm Văn hóa Thành phố, sân khấu Biển Đông, các Hội Âm nhạc bạn kết nghĩa, các Doanh nghiệp Núi Thần Tài, BNF, các sở Văn hóa Thể thao, sở Giáo dục... Nhờ đó đã có được những thuận lợi, thực hiện nhiều chương trình lớn chất lượng, công phu đã thành công tốt đẹp, mang lại nhiều ý nghĩa thiết thực. Các chương trình Thơ Nguyên tiêu hàng năm, chương trình chào mừng kỷ niệm Quốc khánh 2/9 và Kỷ niệm Ngày Âm nhạc Việt Nam 3/9, chương trình “Hội Nhạc sĩ Việt Nam 60 năm đồng hành cùng dân tộc”, chương trình “Còn mãi tình yêu” về nhạc sĩ Phan Huỳnh Điểu tại nhà hát Trưng Vương, Chương trình nghệ thuật Tưởng niệm Anh Nguyễn Bá Thanh với Đài DRT, Chương trình “Điệu lý quê em” về nhạc sĩ Thái Nghĩa tại nhà hát Tuồng Nguyễn Hiển Dĩnh. Với các Hội Âm nhạc kết nghĩa thành phố Hồ Chí Minh thực hiện chương trình “Âm nhạc tỏa sáng” chào APEC và mừng 20 năm thành phố trực thuộc Trung ương diễn tại công viên Biển Đông. Hội Âm nhạc kết nghĩa Hải Phòng, chương trình thực tế sáng tác tại thành phố Hải Phòng viết về ngành Công an, các nhạc sĩ Đà Nẵng đã nhận được bằng khen về tác phẩm tốt. Nhiều hội viên thuộc chuyên ngành biểu diễn tham gia nòng cốt trong các chương trình “Âm nhạc đường phố” hàng tuần theo chủ trương của lãnh đạo thành phố. Đặc biệt những cuộc thi mang tầm quốc tế như trình diễn Pháo hoa nghệ thuật. Chi hội đã cử các nhạc sĩ tham gia sáng tác kịch bản văn học, kịch bản âm nhạc, sáng tác và phối khí, hòa âm các thể loại nhạc không lời làm nhạc nền cho pháo hoa, trong đó có 2 nhạc sĩ được mời tham gia làm giám khảo sự kiện quốc tế này.

Chi hội đã phối hợp, tham mưu với Hội Liên hiệp Văn học nghệ thuật Đà Nẵng, sở Văn hóa Thể thao và Hội Nhạc sĩ Việt Nam về việc tổ chức Cuộc vận động sáng tác ca khúc về thành phố Đà Nẵng năm 2018 với quy mô toàn quốc, có sự hỗ trợ chuyên môn về xét chọn tác phẩm của Hội Nhạc sĩ Việt Nam.

Về công tác đào tạo – giảng dạy

Đội ngũ các hội viên chuyên ngành đào tạo đã tham gia đều đặn việc giảng dạy các loại nhạc cụ, thanh nhạc, âm nhạc phổ thông cho hàng ngàn học viên là thiếu nhi và quần chúng yêu âm nhạc trong toàn thành phố mà trọng điểm là Cung Thiếu nhi và các cơ sở tư nhân. Đội ngũ hội viên chuyên ngành đào tạo nhiệm kỳ qua càng thêm phát triển cũng như việc lớn mạnh của các trường Đại học và Cao đẳng có bộ môn giảng dạy âm nhạc. Chi hội phối hợp với sở Giáo dục - Đào tạo trao đổi kinh nghiệm lớp tập huấn “Nâng cao năng lực cán bộ - giáo viên phụ trách văn nghệ” với hơn 200 cán bộ phong trào văn nghệ các trường PTCS, PTTH và Mầm Non trên địa bàn thành phố, tập huấn và tham gia chỉ đạo nghệ thuật cho một số các cơ quan, ban, ngành trên địa bàn thành phố và các tỉnh bạn.

Về công tác hội viên

Trong nhiệm kỳ qua, công tác hội viên được chú trọng, Ban Chấp hành đã điều hành linh hoạt, nghiên cứu, tìm tòi, sáng tạo nhiều phương cách hợp lý để liên lạc và kết nối nhằm nâng cao trách nhiệm hội viên và giữ thông tin liên lạc. Chi hội thường xuyên duy trì, cập nhật danh sách, địa chỉ, số điện thoại, nhắc nhở hội viên tham gia sinh hoạt, thực hiện tốt điều lệ Hội.

5 năm qua, từ tổng số 32 hội viên Hội Nhạc sĩ Việt Nam của nhiệm II, đến nay con số hội viên đã phát triển lên tới 40 hội viên Hội Nhạc sĩ Việt Nam. Nét nổi bật trong công tác phát triển hội viên, Ban Chấp hành nhiệm kỳ III đã phát hiện những nhân tố có nhiều đóng góp cho phong trào âm nhạc Đà Nẵng chưa đứng vào hàng ngũ Hội, các hạt nhân mới, trẻ có năng lực, đã vận động họ làm đơn xin vào Hội Nhạc sĩ Việt Nam. Trình độ hội viên cũng được nâng cao qua hình thức liên kết đào tạo tại chức và chuyên tu, một số hội viên trung cấp đã nâng trình độ lên cao đẳng, 26 hội viên có trình độ đại học, 3 hội viên có trình độ cao học.

Từ kết quả của năng lực xã hội hóa, năng lực tập hợp và đối ngoại, Chi hội cùng với các cơ quan, ban, ngành, các doanh nghiệp và các địa phương, đã thực hiện được những chương trình, những kế hoạch, vừa quy mô vừa công phu, hoành tráng, vừa hiệu quả và ý nghĩa.... kết nối, mở rộng đối tượng, mở rộng địa bàn tạo cho những hoạt động rất thành công và rất ấn tượng ở nhiệm kỳ qua.

Đại hội đã thành công và bầu được 12 nhạc sĩ đi dự Đại hội Đại biểu toàn quốc Khóa X (nhiệm kỳ 2020 - 2025) tại Thủ đô Hà Nội vào tháng 8 năm 2020, là nhạc sĩ Trương Duy Huyến, nhạc sĩ Trần Ái Nghĩa, nhạc sĩ Nguyễn Đình Thậm, nhạc sĩ Nguyễn Duy Khoái, nhạc sĩ Phạm Quang Trung, nhạc sĩ Trần Hồng, nhạc sĩ Trần Thị Thanh Trà, nhạc sĩ Mai Danh, nhạc sĩ Trịnh Tuấn Khanh, nhạc sĩ Nguyễn Nhẫn, nhạc sĩ Nguyễn Minh Đức, nhạc sĩ Trần Lành và 2 đại biểu dự bị là nhạc sĩ Nguyễn Thái Phú và nhạc sĩ Nguyễn Xuân Minh.

*
*       *

Trước đó, Chi hội Nhạc sĩ Việt Nam thành phố Đà Nẵng đã tiến hành Đại hội Chi hội nhiệm kỳ, với nội dung báo cáo tổng kết hoạt động nhiệm kỳ IV (2015 – 2020), phương hướng hoạt động nhiệm kỳ V (2020 – 2025), bầu Ban Chấp hành mới.

Ban Chấp hành Chi hội mới

Đại hội đã tín nhiệm bầu ra Ban Chấp hành Chi hội khóa mới, nhiệm kỳ 2020 - 2025: Chi hội trưởng là nhạc sĩ Trương Duy Huyến; Chi hội phó là 2 nhạc sĩ Trịnh Tuấn Khanh và Trần Thị Thanh Trà; 2 Ủy viên là nhạc sĩ Nguyễn Văn Đức và nhạc sĩ Nguyễn Cao Hữu Tâm.

Bầu Ban Kiểm tra Chi hội gồm có: Nhạc sĩ Trịnh Tuấn Khanh - Trưởng Ban; và 2 Ủy viên là nhạc sĩ Nguyễn Minh Đức và nhạc sĩ Trần Lành.

Nhạc sĩ Trương Duy Huyến – Chi hội trưởng phát biểu nhận nhiệm vụ

Phát huy những thành tích đã đạt được trong nhiệm kỳ vừa qua, Chi hội Nhạc sĩ Việt Nam thành phố Đà Nẵng đã đề ra phương hướng nhiệm vụ cho nhiệm kỳ tới, xác định nhiệm kỳ 2020-2025 là một nhiệm kỳ sẽ đón nhận nhiều sự kiện, nhiều ngày kỷ niệm quan trọng của thành phố cũng như của đất nước, Ban Chấp hành mới của Chi hội tiếp tục phát huy những thế mạnh, những việc làm tốt, khắc phục và rút kinh nghiệm những thiếu sót còn tồn đọng của Ban Chấp hành khóa III, tập trung xây dựng, ổn định tổ chức Chi hội, phát hiện và phát triển hạt nhân mới, tạo sự gắn kết và đoàn kết trong hội viên, tiếp tục tập trung sáng tạo, tiếp thu và chọn lọc những giá trị âm nhạc đương đại của thế giới, gìn giữ và kế thừa cái hay, cái đẹp của âm nhạc truyền thống với những phương hướng hoạt động sau:

Về hoạt động sáng tác, tiếp tục phát huy tính cơ động và nhạy bén của ca khúc làm thế mạnh của Chi hội. Thể nghiệm và tìm kiếm những phương cách mới, hình thức mới trong sáng tác, trong biểu hiện ngôn ngữ Âm nhạc của ca khúc để tránh sự sáo mòn. Chú trọng nâng tầm, khuyến khích sáng tác khí nhạc, hợp xướng. Song song với các hoạt động trên, tiếp tục tổ chức những trại sáng tác, những chuyến đi thực tế, những mạn đàm, tọa đàm theo từng chủ đề cụ thể. Phối kết hợp tổ chức giao lưu, giới thiệu tác phẩm mới, đều, rộng rãi không chỉ trên sóng phát thanh – truyền hình, cơ quan, đơn vị và học đường trong và ngoài thành phố. In ấn, phát hành những tuyển tập ca khúc, những album Audio, Video nhằm chắp cánh cho tác phẩm, công trình của hội viên.

Về biểu diễn, có kế hoạch, phương pháp để tập trung, gắn kết hội viên trong chuyên ngành phát huy được năng lực, tâm huyết của hội viên, nâng cao tính chuyên nghiệp, ổn định và gắn bó trong hoạt động... tiến đến hình thành cũng như tạo điều kiện giúp đỡ các nhóm nhạc dân tộc, các nhóm nhạc semi- classic, nhóm biểu diễn, ban nhạc; thành lập các câu lạc bộ âm nhạc, tạo điều kiện để hội viên hoạt động tốt.

Về Lý luận - Phê bình, phát hiện và bổ sung lực lượng nghiên cứu - lý luận - phê bình ở các trường đại học, cao đẳng, giáo viên âm nhạc từ các trường phổ thông, nâng cao chất lượng, trao đổi, thảo luận của chuyên ngành. Động viên khích lệ những bài viết nhanh, nhạy, sắc bén và thiết thực, định hướng cho phong trào sáng tác, biểu diễn và cả trong nhu cầu hưởng thụ âm nhạc của công chúng, trong tình hình âm nhạc có nhiều biến động của thành phố và đất nước. Tiếp tục duy trì, phát huy và quản trị tốt Website của Chi hội.

Về đào tạo và giảng dạy, gắn kết và hỗ trợ việc dạy và học; tổ chức, lập nhóm hoạt động theo khu vực, theo chuyên ngành để tiện việc sinh hoạt và trao đổi kinh nghiệm nghề nghiệp; động viên các nhạc sĩ viết, soạn những giáo trình hay, hữu ích và ấn hành, xuất bản phổ biến rộng rãi.

Một số hình ảnh tại Đại hội:

PGS.TS, nhạc sĩ Đỗ Hồng Quân phát biểu chỉ đạo Đại hội

Đoàn Chủ tịch

Nhạc sĩ Đinh Công Thuận – Chánh Văn phòng Hội Nhạc sĩ Việt Nam trình bày Báo cáo chính trị khóa IX của Ban Chấp hành

Nhạc sĩ Đỗ Hồng Quân và nhà nghiên cứu Bùi Văn Tiếng chúc mừng Ban Chấp hành Chi hội mới

Các đại biểu chụp ảnh lưu niệm

Tin liên quan

06/03/2021
Tối 5 tháng 10 năm 2020, tại Nhà hát Chèo Việt Nam, Hà Nội, đã diễn ra Lễ tổng kết và trao giải Cuộc thi độc tấu, hòa tấu nhạc cụ dân tộc toàn quốc năm 2020, do Cục Nghệ thuật biểu diễn (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du ...
18/02/2021
Tất cả Hội viên Hội Nhạc sĩ Việt Nam có quyền gửi tác phẩm, công trình dự xét Giải  thưởng Âm nhạc 2021. Tác giả, nhóm tác giả tham dự 01 tác phẩm duy nhất thuộc một trong các chuyên ngành sau: Lý luận phê bình, Sáng tác, Biểu diễn ...
18/02/2021
Thực hiện Chỉ thị số 35-CT/TW, ngày 30 tháng 5 năm 2019 của Bộ Chính trị về Đại hội Đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, ngày 8 tháng 9 năm 2020, tại Hà Nội, Đảng bộ Liên hiệp các ...
17/02/2021
Chào mừng Ngày Âm nhạc Việt Nam lần thứ XI (3/9/2010 – 3/9/2020), chào mừng thành công Đại hội Đại biểu toàn quốc Hội Nhạc sĩ Việt Nam nhiệm kỳ X (2020-2025), Hội Nhạc sĩ Việt Nam phối hợp với Trường Đại học Văn hóa Nghệ thuật Quân đội tổ ...