Đặc điểm âm nhạc của một số phong cách Piano Jazz và ảnh hưởng của nó tới công tác đào tạo và biểu diễn tại Việt Nam.

08/04/2016

Từ nhiều thập kỷ qua, một câu hỏi luôn được đặt ra một cách tự nhiên: nhạc Jazz là gì?

Theo nhiều nhà nghiên cứu về lịch sử nhạc Jazz, tổ tiên xa xưa của Jazz là âm nhạc của người nô lệ da đen. Đến đầu thế kỉ XX nhạc Jazz được pha trộn với nhạc Blues, Ragtime và âm nhạc châu Âu. Vậy Jazz chính là sản phẩm của sự gặp gỡ và pha trộn văn hóa trên một vùng đất mới.

Một nguyên nhân quan trọng khiến Jazz trở nên phổ biến, là từ 1930 các ban nhạc Jazz đã bắt đầu đi lưu diễn nhiều nơi trên thế giới. Trên hành trình ấy, Jazz đã vay mượn và thu nhận những yếu tố ngoại lai để làm phong phú chính mình.

Từ thập niên 50 của thế kỷ XX, hầu hết các cơ sở đào tạo âm nhạc chuyên nghiệp trên thế giới đều có chương trình đào tạo và biểu diễn nhạc Jazz. Trong đó có những nhạc viện, học viện âm nhạc đã có người Việt Nam đến học tập ở Mỹ, Thụy Điển, Pháp, Đức... Cũng chính những du học sinh Việt Nam học nhạc Jazz đã mang theo nền văn hóa của nước mình, đóng góp làm phong phú thêm cho Jazz.

Ở Việt Nam, hệ thống đào tạo về Jazz mới được hình thành, mặt khác ra đời sau công tác biểu diễn. Do vậy, nó còn chưa có những nghiên cứu mang tính lý luận chuyên sâu để tạo sự cân bằng với công tác biểu diễn.

Trong khuôn khổ của bài viết này, chúng tôi đặt trọng tâm nghiên cứu vào một số đặc điểm âm nhạc của ba phong cách Piano Jazz bao gồm: Blues, Ragtime, Stride Piano cũng như sự ảnh hưởng của nó tới công tác đào tạo và biểu diễn Jazz tại Việt Nam.

Blues

Blues là một hình thức “khởi đầu được diễn tấu dành cho thanh nhạc, dần dần sau trở thành những tác phẩm khí nhạc” . Blues xuất phát từ những bài hát tôn giáo của người nô lệ da đen, thường được sử dụng trong lao động, ca hát, nhẩy múa…, phản ánh nỗi thống khổ của thân phận người nô lệ, đồng thời cũng diễn tả mối quan hệ giữa cá nhân với cộng đồng của mình. Ở giai đoạn đầu, nhạc Blues chính là Jazz mang hơi hướng dân ca, cũng giống như Work Song và Nergo Spitituals, hình thức đối đáp “call and response” là một trong những đặc điểm quan trọng của Blues mà sau này trở thành hình thức đối đáp trong nghệ thuật ngẫu hứng Jazz. Từ những năm 1920, Blues đã ảnh hưởng xuyên suốt trong tiến trình phát triển của nghệ thuật Jazz cho đến ngày nay. Mặt khác, nó còn ảnh hưởng đến nhiều phong cách âm nhạc như: Boogie - Woogie, Rhythm and Blues, Rock and Roll, Soul cũng như một số loại hình âm nhạc khác thế kỷ XX… Một số tác phẩm Blues tiểu biểu thời kỳ đầu: I got Blues, The memphis Blues, Crazy Blues. Đặc điểm của các tác phẩm Blues này đều có cấu trúc hòa âm, thang âm trong 12 ô nhịp theo biểu đồ sau:

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

I7

I7

hoặc

IV7

I7

I7

IV7

IV7

I7

I7

V7

 

IV7

hoặc

V7

I7

I7

hoặc

V7

 
Các bài thánh ca “Hymns” của đạo Tin lành luôn có sự giải quyết hòa thanh từ bậc IV xuống bậc I, điều này cũng là một trong những nhân tố hình thành nên Blues.

Ví dụ 1:


 Hòa âm cơ bản định hình nền tảng Blues là bậc I và IV.

Một trong những đặc điểm khác quan trọng của Blues là thang âm ở giọng trưởng, các nốt bậc III, V và VII giáng xuống nửa cung, được gọi là những nốt “Blues”.

Ví dụ 1-1 : giai điệu sử dụng nốt “blues” (IIIb, VIIb) trong thời kỳ đầu với hòa thanh ở giọng trưởng

 

Chính việc sử dụng những nốt “Blues” đã tạo ra sự biến chuyển trong hòa thanh trong nhạc Jazz.

Ví dụ 1-2: sử dụng hợp âm bảy át như I7(#9) và IV9 để tạo màu sắc.

 

Qua nghiên cứu chúng tôi nhận thấy thang âm Blues được hình thành từ thang âm “The minor pentatonic Scale” nó cũng chính là thang âm đô 5 âm (đô Nam) của Việt Nam.

Ví dụ 1-3:

 

Trong các tác phẩm thanh nhạc Blues, do cách phát âm, nhả chữ tiếng Anh của nô lệ da đen Mỹ gốc châu Phi vào thời kỳ đầu còn chưa chuẩn. Do vậy khi hát lên bị “chênh” cao lên hoặc thấp đi so với nốt nhạc được ghi. Điều này, dẫn đến sự hình thành của thang âm Blues hay còn gọi là Blues 6 nốt.

Ví dụ 1-4: thang âm Blues: Hexatonic 6 nốt

 

Ví dụ 1-5: Blues train của John Coltrance.

 

Mặc dù giai điệu tác phẩm được sử dụng trên thang âm C Aeolian (là màu sắc thứ)

Ví dụ 1-6:

 

Nhưng sau khi áp dụng nốt Blues chúng ta có thể chuyển đổi công năng từ mầu sắc thứ (C-7) sang màu sắc át nhưng có độ căng (C7#9)

Ví dụ 1-7:

 

Những thang âm Blues này cũng đã được sử dụng trong nhiều sáng tác, tác phẩm Jazz Việt Nam như: Cô gái nhạc Jazz của PGS.TS.NSƯT Lưu Quang Minh, Blues for Cường Hói của nghệ sĩ Quyền Thiện Đắc, đặc biệt là Chợ xa của PGS.TS.NSƯT Lưu Quang Minh.

Ví dụ 1-8: Trích đoạn Chợ xa

Ngoài ra, xét về giai điệu của Blues train của John Coltrance chúng tôi nhận thấy hoàn toàn có thể áp dụng thang âm đô 5 âm III (đô Xuân) để phát triển trong nghệ thuật ngẫu hứng với giai điệu mang hơi thở Việt Nam.

Ví dụ 1-9:

 
Thang âm ngũ cung ( Đô xuân)

Một số thang âm biến thể của Blues:

Ví dụ 1-10: thang âm 7 nốt của Blues hay còn gọi là Blues Heptatonic được hình thành từ thang âm bán giảm (thuộc thang âm trưởng) của hòa âm cổ điển phương Tây:

 

Ví dụ 1-11: thang âm 8 nốt của Blues Hexatonic mở rộng, được thêm bởi quãng 3 trưởng và quãng 7 trưởng:

 

Ví dụ 1-12: Thang âm 10 nốt của Blues:

 

Trên đây là một số thang âm Blues cơ bản, ngoài ra còn rất nhiều biến thể khác. Nhìn chung các biến thể này đều có sức hút được tạo ra bởi những nốt Blues như: quãng 4 tăng thành 5 đúng, quãng 5 giảm thành 4 đúng. Quãng 3 thứ thành trưởng, quãng 7 thứ thành 7 trưởng và ngược lại. Điều này dẫn đến các hợp âm 7 được hình thành trên thang âm sẽ có sự biến đổi từ 7 thứ sang 7 át, 7 trưởng thành 7 át, 7 át thành 7 thứ trưởng, 7 át thành 7 thứ bán giảm…. .

Từ những năm 1920, Blues đã xâm nhập vào Jazz và phong cách Jazz Blues đã được hình thành. Phong cách này thường sử dụng những biến thể trong hòa âm bảy át, bằng việc thêm bậc II trước bậc V, hoặc thêm vòng chuyển đổi hòa âm (turn around) I – VI – II – V – I, ngoài ra còn sử dụng hợp âm thay thế “substitution” cũng như thêm bậc II trước “substitution” tạo thành “tritone substitution II-V” và còn rất nhiều biến thể của hợp âm thay thế khác…

Ví dụ 1-13:

 

 

Ví dụ 1-14: hình thức Blues trên giọng C, hay còn gọi là C Blues

a) Cấu trúc cơ bản của Blues.

b) Cấu trúc blues đã được thêm II – V – I và turn-around.

c) Cấu trúc blues áp dụng tritone substitution “turn- around” và “ tritone substitution II - V”.

d) Cấu trúc Blues dùng trong Gospel.

VD

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

a

C7

C7

C7

C7

F7

F7

C7

C7

G7

F7

C7

G7

b

C7

F7

C7

G-7 C7

F7

F#o7

C7/G

A7

D-7

G7

C7  A7

D-7  G7

c

C7  F#7

F7

C7

C#-7 F#7

F7

F#-7 B7

E-7

Eb7

D-7

Db7

C7  Eb7

Ab7  Db7

d

C7 C7/E

F7 F#o

C/G C7

G-7 C7

F7

F#o7

C/G  G#o7

A7

D7

G7

C C7/E F6 F#o7

C6/G Ab7 G7

Ví dụ 1-15: đặc biệt Blues trong thời kỳ Bebop:

 

Trong 4 ô nhịp đầu là sự nối tiếp của tiến trình II – V dựa trên sự dịch chuyển của vòng tròn bậc V ( I – IV – VII – III – VI – II – V- I)

 

Các nghệ sĩ Bebop thường sử dụng cấu trúc này để thể hiện rõ ràng ngôn ngữ và phong cách của Bebop Blues

Việc sử dụng các biến thể của Jazz Blues đòi hỏi kiến thức về hòa âm, thang âm cũng như trình độ kỹ thuật và đặc biệt là sự sáng tạo trong nghệ thuật ngẫu hứng của mỗi nghệ sĩ piano Jazz hay nghệ sĩ Jazz nói chung. Tuy nhiên mọi sự biến đổi “sáng tạo” đều tuân theo một trong những nguyên tắc cơ bản của biểu đồ dưới đây

Ví dụ 1-16:

Chính nhờ sự phong phú , đa dạng ở một số đặc điểm nêu ở trên mà Blues đã trở thành một trong những nhân tố quan trọng định hình và phát triển xuyên suốt nghệ thuật Jazz và Piano Jazz trong công tác đào tạo và biểu diễn cho đến nay.

Ragtime

Ragtime là một phong cách âm nhạc không nguyên chất như Work Song và Blues, “…Ragtime, phần lớn được ra đời bởi những nghệ sĩ không qua trường lớp, nhưng lại được phát triển và kết tinh ở những nghệ sĩ piano da đen có nền tảng âm nhạc…”2 . Ragtime cũng là một phong cách có nhiều giai điệu nhất (có cấu trúc hình thức ABACD hoặc ABCD được bố cục một cách cân xứng, hài hòa, thường mỗi đoạn nhạc có 16 ô nhịp). Đặc điểm nổi bật của phong cách Ragtime là những giai điệu với tiết tấu đảo phách sắc xảo, phần đệm tay trái với bè bass đong đưa chao đảo. Giai điệu, hòa thanh và hình thức của Ragtime có nguồn gốc từ châu Âu có kết cấu chặt chẽ và không có ngẫu hứng trong tác phẩm. Âm nhạc Ragtime thịnh hành nhất từ những năm 1900 đến 1920. Một số tác phẩm Ragtime tiêu biểu: Maple leaf rag, The entertainer, Blood on the keys, Reindeer rag, American beauty rag, Broadway rag, Sunburst rag…

Ví dụ 2: The entertainer của Scott Joplin, giai điệu với mô típ đối đáp câu hỏi và câu trả lời:

 

Ví dụ 2-1: tiết tấu đảo phách chịu ảnh hưởng của rõ nét của Tresilo3  đây là một trong những tiết tấu đặc trưng của Ragtime:

 

Ví dụ 2-2: hòa âm tay trái sử dụng các bậc chính của điệu thức T ,S , D với tiết tấu móc đơn tạo nên sự uyển chuyển nhịp nhàng cho tác phẩm:.

 

Có thể thấy trong các tác phẩm Ragtime, đều có những nhân tố quan trọng định hình cho sự phát triển của Jazz, đặc biệt kỷ nguyên Swing sau này. Sự vận dụng nhuần nhuyễn kỹ thuật, hòa âm của âm nhạc châu Âu, cũng như tiết tấu châu Phi và châu Mỹ La tinh, đã tạo nên một phong cách âm nhạc giải trí “đa văn hóa” thịnh hành nhất của đầu thế kỷ XX tại Mỹ.

Ở Việt Nam, từ năm 1990 âm nhạc Ragtime đã được đưa vào trong chương trình giảng dạy Piano Jazz ở bậc học sơ cấp và trung cấp tại Nhạc viện Hà Nội và sau này là bậc cao đẳng Học viện Âm nhạc Quốc gia. Ragtime với kết cấu chặt chẽ, cũng như vận dụng nhiều kỹ thuật, hòa âm của âm nhạc châu Âu như đã nêu ở trên đã giúp cho học sinh, sinh viên những định hướng cơ bản về tiết tấu, hòa âm Jazz, cũng như góp phần nâng cao kỹ thuật biểu diễn piano. Qua đó, bước đầu tiếp cận với nhạc Jazz trong chương trình, giáo trình đào tạo các bậc học cao hơn.

Stride Piano

Khác với Ragtime bị bó buộc trong các tác phẩm âm nhạc viết sẵn cũng như ngôn ngữ âm nhạc với nhiều chủ đề thường được tái hiện lại, tiết tấu và hòa thanh có phần đơn giản. Stride Piano là phong cách mang lại cho các nghệ sĩ piano sự sáng tạo, tự do, linh hoạt trong việc biểu diễn Piano Jazz, đặc biệt là ở nghệ thuật ngẫu hứng. Trong Stride các nghệ sĩ piano đòi hỏi phải có trình độ kỹ thuật cao, kiến thức về hòa âm để có thể ứng tác, biểu diễn ngẫu hứng lại các tác phẩm “hit” như của Tin Pan Alley4 … và những tác phẩm được sáng tác theo phong cách Stride.

Đặc điểm trong Piano Stride, bè tay trái luôn tái hiện đầy đủ chức năng của bộ trống, bass, phần đệm hòa âm, điều đó tạo ra một tổng phổ hoàn chỉnh của ban nhạc trên cây đàn piano.

Ví dụ 3: Ragtime stride

 

Danh từ Stride “bước dài hay sải dài” dùng để miêu tả khoảng cách xen kẽ giữa âm thấp với phần hợp âm ở khoảng giữa, trung của piano. Ngôn ngữ âm nhạc trong thời kỳ này được biểu hiện qua rất nhiều hình thức như: các đoạn Riff 5.

Ví dụ 3-1: riff tại một giai điệu ngắn của Stride

 

Phong cách Stride còn xuất hiện sự chuyển nhịp của các tiết tấu như 3/4, 4/4, 6/8... Tay trái thường chơi một nốt trên quãng 5, một quãng 8, đặc biệt hình thức quãng 10 được sáng tạo (có thể đầy đủ hợp âm ở bên trong) hoặc chơi hợp âm rải với nhiều quãng 8 từ dưới lên và ngược lại.

Ví dụ 3-2: các hợp âm quãng 10 bè tay trái

 

Phần tay trái của piano được chơi xen kẽ với nhiều hợp âm ba nốt (với nốt bass thay đổi) và thường đi lên và xuống. Sự xen kẽ này không chỉ tạo ra phách 1 và 3 cho âm bass và phách 2 và 4 cho hợp âm mà còn có thể thay đổi bằng tiết tấu đảo phách nhấn ngược. Đôi khi làm “gãy tiết tấu bè bass – Broken Bass rhythms”

Ví dụ 3-3: bè tay trái với tiết tấu nhấn ngược của Stride

 

Cách tiến hành hòa thanh trong thời kỳ này được sử dụng một cách linh hoạt và chặt chẽ, các hợp âm bảy đã phát triển một cách phức tạp hơn, ứng dụng vòng tròn quãng 5, hợp âm bảy giảm và chromatic. Ngoài ra phong cách Stride Piano còn được biết đến rõ nét hơn bởi việc xây dựng cao trào “Tension” và thư giãn “Releases” so với phong cách Ragtime trước đó. Đây là nền tảng xuyên suốt cho nghệ thuật ngẫu hứng.

Ví dụ 3-4: hợp âm bảy thêm nốt tạo thành hợp âm 9 và 13 được sử dụng trong stride:

 

Ví dụ3-5: sử dụng chromatic tạo điểm nhấn và thư giãn.

 

Stride Ragtime là phong cách hình thành và “phát triển logic từ Ragtime”6  nhưng Stride Ragtime được ưa chuộng bởi nền tảng của kỹ thuật, hòa âm, tiết tấu. Đây là một trong những phong cách quan trọng của Piano Jazz định hình trong Jazz truyền thống và ảnh hưởng to lớn đến kỷ nguyên Swing.

Tại Việt Nam Ragtime Stride đã được một số nghệ sĩ piano sử dụng trong các chương trình độc tấu Piano Jazz cũng như tại các sân khấu âm nhạc lớn, nhỏ, khi không có điều kiện đánh cùng với ban nhạc. Đặc biệt, phong cách Ragtime Stride có thể được áp dụng với những tác phẩm âm nhạc hết sức gần gũi với công chúng Việt Nam để mang lại màu sắc vui tươi trong sáng.

Ví dụ 3-6: trích đoạn Bé bé bằng bông của Phạm Đức Lộc trình bày ngẫu hứng:

Từ những năm 1990, diện mạo Jazz Việt Nam dần dần được hình thành. Các nghệ sĩ Jazz Việt Nam đã tiếp cận những kỹ thuật, hòa âm, giai điệu, tiết tấu của những phong cách “kinh điển” trong nhạc Jazz và có những sáng tác theo những phong cách này. Đặc biệt, một trong những nhân tố quan trọng giúp nhạc Jazz Việt Nam phát triển để tạo nên diện mạo riêng cho mình là sự kết hợp sử dụng những tác phẩm dân ca, những âm hưởng của âm nhạc truyền thống Việt Nam vào trong những sáng tác của các phong cách Jazz. Đất nước ta đang bước vào thời kỳ đổi mới trong xu hướng hội nhập của thế giới. Sự ra đời khoa nhạc Jazz tại Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam là một trong những bước đi quan trọng cho công tác đào tạo và biểu diễn chuyên nghiệp của chuyên ngành Jazz nói chung hay Piano Jazz nói riêng. Qua bài viết này, chúng tôi mong muốn đóng góp một phần nhỏ tư liệu cho bạn đọc để có một cái nhìn tổng thể về hướng phát triển chung của loại hình nghệ thuật này ở nước ta.

_________________________________________________________

1Christopher meeder - The basic Jazz 2008, © Taylor & Francis, trang số 25
2Tiến Sĩ Billy Taylor – Jazz, America’s Classical Music, Trang số 4
3Tresilo hay còn được gọi là Habanera là một trong những tiết tấu, nhịp điệu cơ bản nhất của âm nhạc Mỹ Latinh và Cuba
4Tin Pan Alley là tên được đặt cho bộ sưu tập các tác phẩm âm nhạc nổi tiếng được tập hợp bởi New York City Publishers vào cuối thế kỷ XIX và đầu thế kỷ XX.
5Riff : Danh từ chỉ những đoạn nhạc ngắn là những mô típ âm nhạc được chơi trên sự thay đổi của hợp âm, hòa thanh. Được sử dụng là nền tảng của ngẫu hứng độc tấu.
6Billy Taylor – 1982 Jazz Piano a Jazz history, Trang số 72

Nguyễn Tiến Mạnh

Giảng viên Khoa Jazz - Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam

Tin liên quan

27/08/2020
Sách Hình thức Hình thức âm nhạc* là một công trình có nhiều công phu sáng tạo và khoa học. Tác giả phải đọc nhiều tập sách âm nhạc, trải qua hàng ngàn bài hát để ...
10/08/2020
Nhiệt liệt chúc mừng tất cả các nhạc sĩ hội viên dự Đại hội nhiệm kỳ X Hội Nhạc sĩ Việt Nam! Thưa các bác, các anh, các chị - những người bằng tài năng củ...
08/08/2020
(Tại Đại hội Hội Nhạc sĩ Việt Nam lần thứ X, nhiệm kỳ 2020-2025) Hà Nội, ngày 07 tháng 8 năm 2020 Thưa các vị đại biểu, các nhạc sĩ cùng toàn thể các đồng chí! Hôm nay, tôi rất vui ...
03/08/2020
Mặc dù phim "Trưng Vương" vẫn đang trong quá trình thực hiện nhưng ca khúc "Còn gì để mất" (OST phim ngắn giới thiệu nữ tướng Bát Nàn) đã có mặt trong danh sách bảng xếp hạng Billboard là mộ...