Ca khúc đẹp, nhưng chưa chắc tác giả đẹp
Trong thị trường âm nhạc thế giới vấn đề “sao chép” nhạc là chuyện rất phổ biến. Sao chép nhạc có thể chia làm hai loại: cố ý và vô ý. Sao chép nhạc cố ý thì không cần phải bàn luận nhiều. Trong trường hợp này, rõ ràng tác giả là người xấu, không khác gì là một kẻ trộm.
Ảnh minh họa
Còn việc sao chép nhạc vô ý thì sao? Có ba nguyên nhân chính liên quan đến vấn để này:
Nguyên nhân thứ nhất có quan hệ với bộ nhớ của tác giả sao chép. Thông thường khi người ta nghe nhạc, các giai điệu (melody), các phiên khúc (verse), điệp khúc (chorus), hay bản nhạc được lưu trữ trong bộ nhớ (memory) của người nghe. Sau một khoảng thời gian dài, các yếu tố của bài hát như tựa đề của bài hát, lời hát, tên của tác giả bị quên lãng. Giai điệu của bài hát trở nên một phần “sở hữu” của người nghe. Các giai điệu này sẽ xuất hiện bất chợt trong trí nhở của người nghe một hay nhiều lần sau này, tùy thuộc vào nhiều yếu tố như khung cảnh, môi trường, cảm xúc, tình huống… Nếu người nghe này là “nhạc sĩ” thì các giai điệu lưu trữ này sẽ trở thành giai điệu của bài hát “mới”, tất nhiên bài hát “mới” này sẽ có lời mới (lyrics), tựa đề mới, và tên của tác giả “mới”. Để tránh trường hợp này xảy ra, các nhạc sĩ nên để cho bạn bè, người thân của mình nghe thử bài hát của mình và cho nhận xét trước khi đăng ký bản quyền sở hữu. “Phòng bệnh hơn chữa bệnh”, tác giả cẩn thận thì có thể tránh được việc kiện tụng phiền phức trong tương lai.
Nguyên nhân thứ hai cho việc sao chép vô ý là trách nhiệm của các tổ chức, cơ quan đăng ký bản quyền. Chuyên viên của các cơ quan này phải có khả năng và trách nhiệm để nhận biết là một bài hát mới có giống bài hát gốc nào không. Ông Đỗ Ngọc Chiến, chuyên gia về Sở hữu trí tuệ trong lĩnh vực văn học nghệ thuật vể cơ sở phap lý có nhận xét: “Có ba dấu hiệu để nhận biết việc xâm phạm bản quyền của tác phẩm này đối với tác phẩm khác. Dấu hiệu quan trọng nhất tất nhiên là dựa vào sự giống nhau giữa hai tác phẩm. Nếu đã kết luận hai tác phẩm giống nhau đến một mức độ nào đó, thì cần tiếp tục xem xét về thời gian ra đời của hai tác phẩm và xem xét tác giả của bản nhạc bị nghi ngờ sao chép có khả năng tiếp cận với tác phẩm gốc trước khi cho ra đời tác phẩm của mình hay không”.
Nếu các chuyên viên của các cơ quan đăng ký bản quyền không đủ khả năng hay không đủ máy móc, thiết bị, kỹ thuật để phát hiện việc sao chép tác phẩm, thì “tác phẩm sao chép” sẽ trở thành một tác phẩm mới hợp pháp.
Nguyên nhân thứ ba cho việc tác phẩm sao chép tồn tại trong thị trường âm nhạc bởi vì phần lớn tác giả sao chép nhạc nước ngoài. Tác giả gốc rất khó để phát hiện rằng tác phẩm của mình bị sao chép bởi người nước ngoài.
Sau đây là một vài Scandal trong việc chép nhạc trong và ngoài nước:
1. Ca khúc “Acilara Tutunmak” 1985, tác giả Ahmet Kaya:
https://www.youtube.com/watch?v=-RfOLOC3Oy0
Ca khúc “Million Years Ago” 2015, tác giả Adele Laurie Blue Adkins
https://www.youtube.com/watch?v=V5k3ozziBd8
2. Ca khúc “Do That To Me One More Time” 1979, tác giả Toni Tennille
https://www.youtube.com/watch?v=ry4ngf766N0
Ca khúc “Locked Away” 2015, tác giả Adam Levine
https://www.youtube.com/watch?v=6GUm5g8SG4o
3. Ca khúc “Night Prayer” 2002, tác giả Jim Brickman
https://www.youtube.com/watch?v=QORJtFxEBNc
Ca khúc “Ước Gì”, tác giả Võ Thiện Thanh
https://www.youtube.com/watch?v=T3yZsntrqlg
4. Ca khúc “Nothing’s Gonna Chane My Love for You”, tác giả Gerry Goffin và Michael Masser.
https://www.youtube.com/watch?v=Tr97MQiqW38
và ca khúc “Last Christmas”, tác giả George Michael
https://www.youtube.com/watch?v=E8gmARGvPlI
Ca khúc “Nhớ Anh”, tác giả Kỳ Phương
https://www.youtube.com/watch?v=e3tQ3reiu94
5. Ca Khúc “Frontier”, tác giả Keiko Matsui
https://www.youtube.com/watch?v=Irp2qc38PYc
Ca khúc “Tình Thôi Xót Xa”, tác giả Bảo Chấn
https://www.youtube.com/watch?v=Mv6_W-gxUck
San Diego ngày 27 tháng 1 năm 2016.