Bốn ca khúc cuối cùng của Richard Strauss

13/10/2015

Richard Strauss viết ca khúc đầu tay khi còn là cậu bé mới lên 6 tuổi và viết ca khúc cuối cùng khi ông ở tuổi 84. Trong suốt quãng thời gian sống và làm việc, Richard Strauss đã tạo dựng sự nghiệp vô cùng thành công với vai trò của một nhà soạn nhạc giao hưởng, viết ca khúc và opera, người hòa âm và là một chỉ huy. Song đó là sự gắn kết chặt chẽ giữa âm nhạc và thơ, đặc biệt là với âm thanh của giọng nữ cao (soprano). Tác phẩm Four Last songs (Bốn ca khúc cuối cùng) trong sáng thanh bình đến tuyệt vời ấy được viết trước khi ông qua đời một năm chính là tấm văn bia để đời của tác giả.

Năm 1948, Strauss cảm thấy mình xuống sức. Tuy nhiên ông vẫn chưa sẵn sàng hạ bút viết. Khả năng sáng tạo của ông vẫn tiếp tục được sản sinh khi bắt gặp bài thơ “Im Abendrot” (Hoàng hôn) của nhà thơ Josef von Eichendorff và ông lên kế hoạch chuyển lời thơ này thành ca khúc viết cho dàn nhạc. Đây chính là ca khúc cuối cùng trong chùm ca khúc nổi tiếng được biết đến với tên gọi “Four Last songs”; và các ca khúc “Spring” (Mùa xuân), “September” (Tháng Chín) và “Going To Sleep” (Nghỉ ngơi) lần lượt được ra đời trong vòng 5 tháng.

1. MÙA XUÂN

Trong bóng đêm hầm mộ,
Tôi mơ về Mùa Xuân,
Về cây xanh, chim hót
Và bầu trời trong ngần.

Rồi Mùa Xuân chợt đến,
Lộng lẫy khắp núi đồi.
Như một điều kỳ diệu,
Lấp lánh trước mắt tôi.

Như nhận ra bạn cũ,
Mùa Xuân giang hai tay
Đón chào tôi âu yếm,
Bằng tình yêu ngất ngây.

Trong bóng đen hầm mộ,
Tôi chờ, chờ rất lâu.
Chờ được nghe chim hót
Và trời xanh trên đầu.

Và kia, mùa xuân đến.
Rực rỡ khắp núi đồi.
Kỳ diệu và ấm áp,
giang hai tay chờ tôi.

Mùa Xuân đang vẫy gọi
Bằng nụ hôn mê say.
Khiến người tôi run rẩy
Trong niềm vui ngất ngây.

2. THÁNG CHÍN

Khu vườn buồn, mưa lạnh
Thấm vào hoa, sương mù.
Mùa Hè đang lặng lẽ
Chờ chuyển sang Mùa Thu.

Từ cây keo đơn độc,
Lá vàng rơi, vô tình,
Mùa Hè vẫn mơ tiếp
Giấc mơ chết của mình.

Mùa Hè, trong giây lát
Nấn ná bên khóm hồng,
Rồi chầm chậm nhắm mắt,
Chờ khóm hoa cảm thông.

Khu vườn buồn, mưa lạnh
Thấm vào hoa, sương mù.
Khẽ rùng mình, lặng lẽ
Mùa Hè chờ Mùa Thu.

Từ cây keo đơn độc,
Lá vàng rơi, vô tình,
Mùa hè đang mơ tiếp
Giấc mơ chết của mình.

Mùa Hè, trong giây lát
Nấn ná bên khóm hồng,
Rồi chầm chậm nhắm mắt,
Dẫu chưa được cảm thông.

3. NGHỈ NGƠI

Sau một ngày mệt mỏi,
Tôi lên giường, nằm mơ,
Như đứa trẻ ngái ngủ,
Về những chấm sao mờ.

Quên hết mọi công viêc,
Quên hết mọi buồn phiền.
Cái duy nhất tôi muốn
Là nghỉ ngơi, bình yên.

Để tâm hồn mệt mỏi
Được cất cánh bay cao
Đến xứ sở kỳ diệu
Của đêm và trời sao.

Vâng, sau bao mệt mỏi,
Muốn lên giường, nằm mơ,
Như đứa trẻ ngái ngủ,
Về những chấm sao mờ.

Vứt bỏ hết công việc.
Vứt bỏ hết buồn phiền.
Để tất cả chìm đắm
Trong giấc ngủ bình yên.

Và trong giấc ngủ ấy
Tâm hồn tôi bay cao,
Đến xứ sở kỳ diệu
Của Đêm và trời sao.

4. HOÀNG HÔN

Qua niềm vui, nỗi khổ,
Ta đi, tay trong tay.
Giờ là lúc được nghỉ
Ở xứ bình yên này.

Hoàng hôn đang lụi tắt.
Thung lũng bốn xung quanh.
Đôi chim én ngái ngủ
Bay lượn giữa trời xanh.

Sắp đến giờ đi ngủ.
Em yêu, lại gần đây.
Cố để không bị lạc
Giữa chốn cô đơn này.

Đêm thật sâu, yên tĩnh.
Sau mệt mỏi, ưu phiền.
Ta nghỉ, hay ta chết
Ở nơi này bình yên?

 

Tin liên quan

23/02/2021
Ca ngợi Hồ Chủ tịch là một trong những bài hát hay nhất về lãnh tụ Hồ Chí Minh của cố nhạc sĩ Văn Cao, cây đại thụ của nền âm nhạc Việt Nam. Giai điệu ca khúc hào sảng, sang trọng toát lên thần thái vĩ đại của lãnh ...
23/02/2021
“Việc ra mắt tác phẩm “Nhà viết kịch Nguyễn Trung Phong, Tác phẩm-tác giả” chính là dịp chúng ta Trả lại tên cho Ông. Bởi cho đến nay vẫn nhiều người vẫn không biết nhà soạn kịch Nguyễn Trung Phong chính là tác giả của giai điệu nổi tiếng Giận ...
23/02/2021
Ca khúc Hành khúc Tổng cục Chính trị được nhạc sĩ Đức Trịnh viết vào năm 2014, đúng dịp kỉ niệm 70 năm ngày truyền thống Tổng cục Chính trị (TCCT). Ca khúc này đã được chọn làm ca khúc chính thức của TCCT và được biểu diễn trong Lễ kỉ niệm ...
21/02/2021
Hai ca khúc “Đại thi hào Nguyễn Du” và "Phiêu bồng trần gian" mở đầu và kết lại bộ phim được đầu tư 15 tỷ đồng, nhân dịp kỷ niệm 255 năm ngày sinh, 200 năm ngày mất của vị danh nhân văn hóa này.