Câu chuyện âm nhạc [6]: Nhạc cổ điển và... tiếng vỗ của một bàn tay

29/08/2014

Khi đi xem những buổi hoà nhạc, chúng ta thường vỗ tay tán thưởng sau mỗi tiết mục đặc sắc. Thật là một cảm giác phấn khởi khi toàn thể khán giả cùng vỗ tay vang dội để nhiệt liệt ngợi khen những nghệ sĩ tài hoa đã mang đến cho mình những khoảnh khắc âm nhạc tuyệt vời. Thế nhưng, đôi khi bạn đang thích chí vỗ tay, thì chỉ có lác đác dăm ba người khác phụ hoạ, hay thậm chí chẳng có ai phụ hoạ, và trong lúc bạn đang ngỡ ngàng, thì thình lình bạn thấy có hàng chục cặp mắt quay lại nhìn bạn, khiến bạn muốn… sởn cả tóc gáy. Đó là cảm giác mà tôi đã trải qua trong lần đầu đi xem hoà nhạc cổ điển ở Úc, và đó là một trong những kỷ niệm khó quên.

Câu chuyện âm nhạc [5]: Peter Sculthorpe: một hoà âm bất tuyệt

28/08/2014

Peter Sculthorpe, nhạc tác gia vĩ đại nhất của nước Úc đương đại, vừa qua đời hôm 8 tháng 8, 2014, hưởng thọ 85 tuổi, để lại cho hậu thế hơn 350 tác phẩm âm nhạc bất hủ. Ông là nhà tiền phong đã tạo nên bản sắc đặc thù của âm nhạc Úc và đã đặt Úc vào một vị trí vững chãi trong lịch sử âm nhạc thế giới. Trong những ngày qua, báo chí và mạng thông tin toàn cầu đã tràn ngập những bài viết tưởng niệm Peter Sculthorpe. Hôm nay tôi chỉ xin kể lại một vài điều thú vị về âm nhạc và cuộc sống của ông mà tôi được biết.

Câu chuyện âm nhạc [3]: Khi ca sĩ hát sai lời

26/08/2014

Chắc hẳn ai trong chúng ta cũng đã từng có đôi lần chứng kiến cảnh một ca sĩ đứng trên sân khấu say mê diễn tả những lời ca... sai. Người dễ dãi có thể nói: “Nhạc giải trí mà, sai vài ba chữ cũng đâu có hề gì...” Thế nhưng, thậm chí đã có những ca sĩ đứng trước hàng trăm ngàn người để hát bài quốc ca khai mạc một sự kiện lớn, mà lại hát sai lời. Thế mới đáng kinh ngạc.

Câu chuyện âm nhạc [2]: ‘Xuất khẩu thành thơ’ trong âm nhạc

25/08/2014

Sau khi bài “Nhạc cổ điển và nghệ thuật ứng tấu” được đăng lên báo, người viết đã nhận được những email rất thú vị từ một số độc giả. Tựu trung những email ấy đều nêu lên một vài câu hỏi đại loại như thế này: “Sau nhiều năm chơi nhạc cổ điển chính xác theo bài bản, bây giờ muốn chơi ứng tấu thì nên bắt đầu từ đâu? Có thể học chơi ứng tấu được không?” Những câu hỏi này thật khó mà trả lời. Do đó, thay vì cố gắng trả lời một cách vụng về, người viết xin kể một vài câu chuyện về kinh nghiệm của những người chơi nhạc cổ điển chuyển sang chơi ứng tấu.

Câu chuyện âm nhạc 1: Nhạc cổ điển và nghệ thuật ứng tấu

18/07/2014

Chúng ta vẫn thường nghe nhiều người nói rằng chơi nhạc jazz thì có nhiều tính sáng tạo hơn chơi nhạc cổ điển (classical). Khi đi xem những buổi hòa nhạc, chúng ta cũng dễ cảm thấy như thế, vì trong những buổi nhạc jazz, các nhạc sĩ thường thay phiên nhau biểu diễn những đoạn ứng tấu hấp dẫn; còn trong những buổi nhạc cổ điển thì các nhạc sĩ thường chỉ chơi chính xác những bản nhạc được soạn sẵn và được dày công tập luyện. Thậm chí chúng ta thấy trong số những người trình tấu nhạc cổ điển lừng danh nhất của thế kỷ 20, cũng có nhiều người... không thể ứng tấu.