Duo piano “Năm thể nghiệm trên chủ đề DDH” của Đặng Hữu Phúc
Duo piano “Năm thể nghiệm trên chủ đề DDH” của Đặng Hữu Phúc
Sáng tác: Đặng Hữu Phúc
Trình bày: piano 1 - Đặng Thái Sơn, piano 2 - Đặng Hữu Phúc
"5 thể nghiệm trên chủ đề DDH" Five etudes in the Theme DDH For 2 piano
Tưởng nhớ nhà thơ/ Tribute to the poet: Dang Dinh Hung
“Thể nghiệm” là chữ trong bài thơ Ô Mai của Đặng Đình Hưng, tạm dịch là Etude DDH là 3 chữ cái đầu của tên Đặng Đình Hưng, cũng là tên của 3 nốt nhạc Re Re Si, 3 nốt nhạc này được dùng làm chủ đề (thema) cho 1 suite gồm 5 đoạn Trong suite này còn 1 chủ đề nữa là 3 hợp âm DTS, trong lý thuyết hoà thanh cổ điển phương tây, đây là 3 hợp âm chính của 1 gamme (trưởng, hoặc thứ) DTS cũng là 3 chữ cái đầu của tên Đặng Thái Sơn.
Suite gồm 5 đoạn: 1/ Ostinato Ostinato là 1 hình thức âm nhạc mà 1 nét nhạc được lặp đi lặp lại nhiều lần, ở đây là 5 lần nhắc lại chủ đề chính của tác phẩm; 2/ notes repete “Xuống hầm” Sử dụng kỹ thuật piano chơi vê nốt (notes repeter) chủ đề DĐH (Chui vào tổ kén nhả tơ); 3/ “Đất thấp, trời cao” (*) 1 nét nhạc từ điệu hát Trống Quân, dân ca đồng bằng Bắc bộ Việt Nam, Kết thúc bằng những hồi trống Ngũ liên (Thùng thùng trống đánh ngũ liên) cuộc vận lộn cuối cùng với cõi trần của DDH; 4/ Tưởng niệm. Chủ đề DĐH kết hợp với 1 motif Hành khúc tang lễ của Chopin (Marche funebre); 5/ Fuga, "Trùng trùng duyên khởi" Chủ đề DĐH được viết trong hình thức fuga (có từ thời BACH) Các chủ đề được xuất hiện liên tục, đuổi nhau, được mở rộng, thu ngắn, đảo ảnh... thay đổi đa dạng mỗi khi xuất hiện (*)Điệu hát TRỐNG QUÂN: “Ở đây đất thấp trời cao/ Ngọn đèn sáng tỏ như sao trời”.