Những khúc bi tình của ông vua vọng cổ

21/02/2014

Ngày 5/12/2013, phiên họp Ủy ban Liên Chính phủ về bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể lần thứ 8 của UNESCO diễn ra tại thành phố Baku, nước Cộng hòa Azerbaijan đã chính thức công nhận Nghệ thuật Đờn ca tài tử Nam Bộ của Việt Nam là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Không riêng gì người dân miền Nam mà cả đất nước cùng vui mừng trước sự kiện này.

Xử lý ngôn ngữ vùng miền trong đào tạo thanh nhạc khu vực miền Trung - Tây Nguyên

21/02/2014

Nghệ thuật hát chuyên nghiệp của nhân loại mà một trong những đỉnh cao là trường phái thanh nhạc cổ điển bel canto của Italia và châu Âu đã và đang tiếp tục ảnh hưởng các hoạt động đào tạo ca hát chuyên nghiệp của thế giới, trong đó có Việt Nam. Áp dụng kỹ thuật thanh nhạc của trường phái bel canto vào đào tạo ca hát chuyên nghiệp Việt Nam không thể máy móc, rập khuôn mà trên cơ sở khoa học về văn hóa, ngôn ngữ, phong tục để đào tạo đội ngũ ca hát chuyên nghiệp có kỹ thuật tiên tiến theo định hướng “tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc”.

Phỏng vấn Giáo sư Trần Văn Khê về giá trị của Tết xưa

11/02/2014

Trong bối cảnh hội nhập, tiếp biến văn hóa hiện nay, cuộc sống ngày càng đi lên theo chiều hướng hiện đại, nhu cầu tinh thần của con người cũng ngày càng phong phú, đa dạng, tuy nhiên, việc gìn giữ và lưu truyền những phong tục tốt đẹp thể hiện tinh thần dân tộc của người Việt Nam, vẫn là việc làm cần thiết, nhất là với thế hệ trẻ. Đặc biệt, những phong tục được thể hiện rõ rệt nhất ở những ngày Tết, từ lúc đưa ông Táo về trời đến khi hạ nêu để kết thúc một dịp hội hè. Nhân dịp năm hết tết đến, PV VN có buổi gặp gỡ, trò chuyện với Giáo sư Trần Văn Khê về những giá trị truyền thống của Tết Việt xưa.

Không có tỉnh nào có thể được xem là cái nôi của đàn ca Tài tử

21/01/2014

Gần đây, khi UNESCO vinh danh đờn ca tài tử là một di sản phi vật thể đại diện nhân loại thì có nhiều nơi cho rằng tỉnh của mình là cái nôi của đờn ca tài tử. Theo tôi, không có tỉnh nào có thể được xem là cái nôi của đờn ca tài tử vì bộ môn này đã được nhân dân khắp nơi trong toàn cõi miền Nam nước Việt ưa thích và tham gia những cuộc “chơi” đờn ca tài tử. Phóng viên Báo Ấp Bắc mở đầu bài phỏng vấn “Tiền Giang có những đóng góp to lớn nghệ thuật đờn ca tài tử” (ngày 11-1-2014) có câu “Tiền Giang là cái nôi của nhạc tài tử”.

Nỗi buồn sênh phách...

10/01/2014

Vùng đất Nghi Xuân (Hà Tĩnh) là một trong những cái nôi của ca trù với phường ca trù Cổ Đạm. Dù được công nhận là di sản cần được bảo vệ khẩn cấp, nhưng vốn quý của ông cha cũng không có được sự quan tâm bảo vệ, phát triển đúng hướng.

Quanh bản phục dựng “Vũ khúc Đông Dương”: Lại thêm một nghi án đạo văn

08/01/2014

 “Vũ khúc Đông Dương” (bản nhạc đờn ca tài tử VN được học giả người Pháp Julien Tiersot ký âm) đang gây tranh cãi trong dư luận. Nghệ sĩ guitar Việt kiều Nguyễn Lê Tuyên công bố đó là bản nhạc “cổ nhất”(?) do ông tìm thấy ở Thư viện quốc gia Pháp tháng 3.2013 và nghiễm nhiên đưa vào cuốn sách của mình cả phần phục dựng quan trọng được cho là do nhạc sĩ, nhà nghiên cứu âm nhạc Bùi Trọng Hiền (trái, ảnh) thực hiện mà không cần xin phép. PV Lao Động đã trao đổi với ông Bùi Trọng Hiền về vấn đề này.

Sách mới: Dân ca Bahnar

16/12/2013

LỜI GIỚI THIỆU của NXB Âm nhạc

Bahnar (Ban Na) là một trong những dân tộc thiểu số có lịch sử phát triển lâu đời trên mảnh đất Tây Nguyên, Việt Nam.

Từ ngàn đời nay, bằng tài năng và trí sáng tạo của mình, người Bahnar đã sáng tạo ra một kho tàng văn hóa vô cùng phong phú và độc đáo hiếm thấy nơi nào có được. Nói đến văn hóa Bahnar là nói đến cuộc sống gắn liền với núi rừng, sông suối của những con người hiền lành, chất phác, thương người mến khách, dũng mãnh, thủy chung; là nói đến những ngày hội truyền thống tưng bừng với tiếng cồng, tiếng chiêng, những vòng soang – điệu múa tưởng chừng như không bao giờ dứt; là những đêm Hơ amon – Sử thi – Trường ca huyền thoại; là mùa ăn năm, uống tháng (khêi ning nơng); là nói đến mái nhà rông cao vút, là rừng tượng mồ với những ngôi nhà mồ xinh đẹp. Nói đến văn hóa Bahnar không thể không nhắc tới những khúc hát dân ca ngọt ngào sâu lắng, ấm áp tình người.

H

Bảo tồn nghệ thuật hát Then trong trường phổ thông

31/05/2013

Thế hệ trẻ tiếp nối nghệ thuật hát Then - đàn Tính của cha ông. (Nguồn: vietgle)

Đưa hát Then vào các hoạt động ngoại khóa của nhà trường là hình thức được các trường phổ thông xứ Lạng áp dụng trong những năm học qua cho thấy hiệu quả và sức lan tỏa của cách làm này, góp phần bảo tồn, gìn giữ và phát huy những giá trị của loại hình văn hóa độc đáo của địa phương.

Trang