Yêu thích hoạt động - sáng tạo văn học nghệ thuật nói chung, âm nhạc nói riêng vốn là một trong những truyền thống vắn hoá tốt đẹp của dân tộc ta. Truyền thống đó được hình thành và phát triển cùng với lịch sử của dân tộc. Đặc biệt từ ngày có Đảng và Bác Hồ soi đường chỉ lối đến nay, truyền thống quí báo đó ngày càng được nhân lên gấp bội. Có lẽ hiếm thấy nơi nào trên trái đất này lại có được truyền thống yêu chuộng văn học nghệ thuật như ở Việt Nam. Là người Việt Nam, từ già đến trẻ, là nam hay nữ, người học ít cho đến người học nhiều, biết chữ hay không biết chữ, không phân biệt tín ngưỡng, tôn giáo... ai cũng yêu thích ca hát và coi ca hát như một phần múa thịt của mình. Đánh giá vai trò của âm nhạc, từ thế kỷ XV, đại thi hào Nguyễn Trãi đã viết: “ Thời loạn dùng võ. Thời bình dùng văn. Nay đúng lúc nên làm lễ nhạc. Thời bình là gốc của nhạc. Thanh âm là gốc của nhạc”. Và, ngạn ngừ của đồng bào các dân tộc Tây Nguyên có câu: Thiếu tiếng hát, thiếng đàn chẳng khác gì thiếu muối, thiếu gạo”. Như vậy, đối với người Việt Nam, âm nhạc không chỉ là món ăn tinh thần mà còn là lực lượng vật chất vô cùng quan trọng tác động tích cực đến quá trình hình thành và phát triển nhân cách cho mỗi con người!