Hành trình đến các đảo vùng 4 Hải Quân

18/02/2021

Trong những ngày cuối tháng 01/2010, Ánh Quyên đã cùng nhóm phóng viên các báo, Đài PT và TH như: báo Tuổi trẻ, báo Việt nam News, Đài TNVN, Đài THVN, Đài PT và TH Đồng Nai, Vĩnh Long cùng đại diện các tỉnh Cần Thơ, Cà Mau, tới thăm các chiến sĩ ở một số đảo phía Nam của Tổ Quốc, một chuyến đi thật là cảm động. Qua chuyến đi này đã không chỉ giúp chúng tôi hiểu mà còn học hỏi được rất nhiều. Trên chiếc canô trở chúng tôi từ tàu vào đảo Hòn Từ, trong tiếng gió biển đại tá Lưu đức Phán phó tham mưu trưởng bộ tư lệnh hải quân vùng 4 vừa gt đôi nét với chúng ta về đảo Hòn Từ, một trong 8 đảo lớn của quần đảo Thổ Châu. Đường đi gian nan là thế nhưng ngay khi đặt chân lên Hòn Từ ấn tượng đầu tiên của tất cả chúng tôi là phong cảnh tuyệt đẹp(giá như các bạn có mặt tại đó cùng Ánh Quyên thì thật tuyệt vời) vì thế tôi đã chọn bức ảnh chụp đảo Hòn Từ khi mời các bạn nghe chương trình… Ảnh: đảo Hòn Từ

“Nói thì em muốn nói nhiều lắm, em muốn nói với người thân và bạn bè và nhân dân cả nước là: hãy tin ở chúng em-người người lính thủy, lúc nào cũng sẵn sàng vì quê hương, vì đất nước, vì nhiệm vụ bảo vệ biển đảo thiêng liêng của Tổ Quốc, đó là nhiệm vụ đầu tiên của chúng em; thứ hai là: chúng em là những người lính trẻ rất muốn có những nhịp cầu nối với các bạn nữ trẻ (chẳng hạn)…đó là tâm sự của bạn lính trẻ Nguyễn Xuân Dũng với Ánh Quyên, trong cuộc hành trình mà Ánh Quyên sẽ giới thiệu với các bạn tiếp theo đây. Nhưng trước tiên các bạn hãy đến với Hòn Chuối hoang sơ vách đá dựng đứng cao hàng chục mét. Cây rừng mọc ken dày trong từng hốc đá. Loại cây nhiều nhất ở đây là chuối rừng. Có lẽ bởi thế nên đảo mới có tên gọi Hòn Chuối. Đảo rộng chưa đầy 4 cây số vuông cách thị trấn Sông Đốc (huyện Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau) 18 hải lý. So với đồng đội ở các đảo khác trên vùng biển Tây Nam, cuộc sống của nhân dân và cán bộ chiến sỹ ở Hòn Chuối thực sự gian nan, khó khăn, và chúng ta sẽ trò chuyện với bác Kim Ngọc Lý một trong những cư dân có mặt đầu tiên trên đảo Hòn Chuối Ảnh: con tàu đã đưa chúng tôi đi suốt cuộc hành trình tới các đảo

Các bạn biết không, trên đỉnh cao nhất của hòn Khoai, hiện nay vẫn còn một cây hải đăng do người Pháp xây dựng từ cuối thế kỷ 19. Nơi đây, vào những năm 40, khi bị thực dân Pháp lưu đày ra Hòn Khoai, thầy giáo Phạm Ngọc Hiển đã lãnh đạo một nhóm tù nhân nổi dậy giết tên chúa đảo và chiếm ngọn hải đăng, làm nên chiến công Hòn Khoai lừng lẫy đến tận ngày nay. Dời hòn Khoai, tàu của chúng tôi đến đảo Nam Du nhưng không cập bến được mà phải chờ đến sáng hôm sau. Nam Du là quần đảo xa nhất của huyện Kiên Hải (Kiên Giang), cách thành phố Rạch Giá 83km đường biển. Trên đảo có một con đường dài khoảng 3 km được trải nhựa thời Pháp từ trung tâm Hòn Lớn lên đến đỉnh cao 295m nơi có các chiến sĩ ở trạm rađa 600 , đồn biên phòng 742 và trạm hải đăng bốn phía không gian bao la lộng gió. Vẫn biết là nếu đi bộ có nhiều cơ hội quan sát toàn cảnh quần đảo Nam Du ở nhiều độ cao khác nhau. Nhưng thời gian không cho phép nên tôi đã quyết định lên đỉnh bằng... xe ôm, lần đầu tiên tôi đi một chuyến đi trong tiếng gió vù vù... Ảnh: cuộc sống bình dị của người dân trên đảo Nam Du.